Công Nghệ

Vì sao các trọng tài V.A.R cũng không được xem trận đấu ở chế độ quay chậm tại World Cup 2018?

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Có công nghệ hỗ trợ không đồng nghĩa với việc các trọng tài V.A.R có thể xem nhanh hay xem chậm các tình huống tuỳ ý.

Ngày 16/06, trong trận đấu ở vòng bảng World Cup 2018 giữa đội tuyển Pháp và đội tuyển Australia, đánh dấu một sự kiện quan trọng của bóng đá thế giới: Lần đầu tiên công nghệ trợ lý trọng tài thông qua video (V.A.R) được sử dụng trong một trận đấu thuộc khuôn khổ World Cup. Và trong trận chung kết diễn ra vào cuối ngày 15/07 giữa Pháp và Croatia, V.A.R lại tiếp tục được sử dụng. Là công nghệ mới và đậm nét nhất World Cup 2018, chúng ta đã nói quá nhiều đến V.A.R. Tuy nhiên vẫn còn một nét thú vị mà có lẽ bạn chưa biết về công nghệ trọng tài thời đại 4.0 này.

Trọng tài thận trọng xem video từ nhóm V.A.R để ra quyết định trong trận chung kết World Cup 2018.

Có nhiều ý kiến cho rằng với nhiều công cụ hỗ trợ, nhóm trọng V.A.R sẽ được xem trận đấu nhanh hay chậm tuỳ ý muốn. Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Pierluigi Collina, Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài FIFA, điều này hoàn toàn không đúng.

Theo đó, trọng tài V.A.R cũng được yêu cầu xem trận đấu ở tốc độ bình thường để không quá tập trung, để tâm và bị hút vào những va chạm nhỏ giữa các cầu thủ.“Mọi thứ khi xem ở chế độ quay chậm hoặc siêu chậm đều có vẻ lớn, nghiêm trọng và dường như chủ ý hơn,” ông Collina chia sẻ. “Bóng đá là môn thể thao không phải cứ va chạm là có lỗi.”

Quyết định được thay đổi sau ông Nestor Pitana xem lại video V.A.R - Những tình huống như thế này gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Một số người nặng nề cho rằng nó giết chết thứ bóng đá cảm xúc.

Đến thời điểm trận chung kết World Cup 2018 diễn ra, V.A.R vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng nó đã mang đến giải bóng đá lớn nhất hành tinh những tác động tích cực. Thống kê nhanh trước hai trận đấu cuối cùng của giải đấu, Chủ tịch FIFA, ông Gianni Infantino, cho biết đã có tổng cổng 19 tình huống được các trọng tài xem lại chính thức nhờ V.A.R và 16 quyết định thay thế (trước đó bị bắt không chính xác) đã được đưa ra. Nhờ công nghệ V.A.R, tỷ lệ bắt chuẩn xác các tình huống có tính chất thay đổi trận đấu tại Nga năm nay đã được đưa lên mốc 99,32%, trong khi đó nếu không có công nghệ này, con số sẽ chỉ dừng lại ở 95%.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất