Công Nghệ

Vén bức màn bí ẩn đằng sau biểu tượng 'táo cắn dở' của Apple

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Sự thật về sự ra đời của một trong những logo công nghệ được nhiều người quen mặt nhất có rất nhiều câu chuyện thú vị đằng sau.

Với sự phổ biến của những chiếc iPhone, logo “táo khuyết” đã trở thành một trong những biểu tượng công nghệ quen mặt với nhiều người nhất trên thế giới. Thế nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc về nguồn gốc của logo này chưa?

Một số nguồn tin cho rằng hình ảnh táo khuyết được Apple sử dụng như một cách để tưởng nhớ Alan Turing, người đặt nền móng cho ngành công nghiệp máy tính hiện đại, và tiên phong nghiên cứu lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Alan Turing cũng nổi tiếng vì là người phá mật mã của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chân dung Alan Turing, cha đẻ lĩnh vực máy tính hiện tại. Người được cho là đã tạo cảm hứng để logo táo khuyết của Apple ra đời.

Cái chết của Alan Turing, một thập kỉ sau khi chiến tranh kết thúc, được cho là có một mối liên hệ với hình ảnh trái táo. Nhiều cống hiến không được ghi nhận, bị bỏ tù và thậm chí bị tiêm estrogen vào người để “chữa” xu hướng tình dục đồng giới, Alan Turing đã cắn một trái táo tẩm chất độc xyanua.

Ông qua đời ngày 7 tháng 6 năm 1954. Và rồi chuyển kể rằng khi hai sinh viên Đại học Stanford đang tìm một ý tưởng logo cho công ty máy tính của mình, họ đã nhớ đến Turing và những cống hiến của ông. Họ vì thế đã chọn biểu tượng trái táo, với một miếng cắn.

Dù vậy, theo CNN, giả thuyết nói trên chỉ là truyền miệng và không được ghi chép chính thức trong các tài liệu về lịch sử của Apple.

“Táo khuyết” hay “táo cắn dở” đã trở thành một trong những biểu tượng công nghệ được nhiều người nhớ đến nhất.

Bên cạnh giả thuyết liên quan đến Alan Turing, cũng có giả thuyết khác cho rằng trái táo được chọn vì nó là biểu tượng của tri thức, như trong câu chuyện của Adam và Eve hay gợi nhớ đến hình ảnh trái táo rơi trúng đầu Sir Isaac Newton, giúp ông khám phá ra luật hấp dẫn.

Vết cắn (tiếng anh là bite) đồng âm với từ byte (một đơn vị tính quan trọng trong máy tính) khiến logo Apple càng thêm ý nghĩa. Thế nhưng ở thời điểm logo ra đời, dường như không có ai nghĩ đến điều này.

Dù vậy, giả thuyết đáng tin nhất lại có vẻ “trần trụi” hơn rất nhiều. Năm 2009, trong một buổi phỏng vấn với CreativeBits, Rob Janoff, người thực hiện vẽ logo táo khuyết, cho biết mặc dù rất ấn tượng với câu chuyện của Alan Turing thế nhưng vào thời điểm anh thực hiện logo này, Rob không hề biết về nó.

“Tôi e là mình không có mối liên hệ gì về nó,” anh nói. “Mọi chuyện như thể một huyền thoại tuyệt vời vậy”, Janoff nói thêm anh không nhận được một phác họa cụ thể nào từ Steve Jobs và mặc dù anh không còn nhớ vì sao mình lại “chốt” phương án là hình ảnh một trái táo đơn giản, lý do cho miếng cắn thì ông vẫn nhớ rõ ràng: “Miếng cắn ở đó vì ở kích thước nhỏ, nếu không có nó, trái táo sẽ trông chẳng khác gì một trái cherry”.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất