Công Nghệ

Vấn nạn ghép mặt người nổi tiếng vào ảnh nhạy cảm để câu like, mua bán

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Một bộ phận người dùng Internet biến chất đã lấy cắp ảnh của những người nổi tiếng để "phù phép" thành ảnh nhạy cảm, sau đó chia sẻ và mua bán chúng.

Tờ EBC News đưa tin, nữ vlogger nổi tiếng mạng xã hội Đài Loan (Trung Quốc) có biệt danh "Công Chúa Nhỏ" (tên thật: Ya Ping Dai, sinh năm 1991) mới đây đã trở thành nạn nhân mới nhất của những bức ảnh nhạy cảm giả mạo.

(Ảnh: 87acup Instagram)
(Ảnh: 87acup Instagram)

Ngày 10/11 vừa qua, nữ vlogger này đã chia sẻ trên Instagram cá nhân có hơn 1.5 triệu người theo dõi, rằng đã bị kẻ xấu ghép mặt vào ảnh quảng cáo của một trang web 18 , kèm theo đó là địa chỉ trang cá nhân của cô. Nữ vlogger biết sự việc trên nhờ được một fan hâm mộ gửi tin nhắn cảnh báo.

Nữ vlogger này đã chia sẻ trên Instagram cá nhân rằng đã bị kẻ xấu ghép mặt vào ảnh quảng cáo của một trang web 18 , kèm theo đó là địa chỉ Instagram của cô. (Ảnh: 87acup Instagram)

Vốn đã nổi tiếng với tính cách hài hước va có phần lầy lội, thế nên nữ vlogger cho biết không sợ bị người theo dõi hiểu nhầm. Tuy nhiên, lo ngại những người khác sẽ gặp rắc rối tương tự như mình, cô nàng đã lên tiếng cảnh báo, cũng như tham khảo ý kiến luật sư để xử lý.

Xem thêm: Song Hye Kyo thành nạn nhân mới nhất của 'bóng ma' deepfake: Bị ghép mặt vào loạt ảnh nhạy cảm để câu view

"Nếu có thân hình đẹp như thế chắc tôi phải ngồi ngắm mình trong gương cả ngày", nữ vlogger không quên đùa cợt.

 Lo ngại những người khác sẽ gặp rắc rối tương tự như mình, cô nàng đã lên tiếng cảnh báo, cũng như tham khảo ý kiến luật sư để xử lý. (Ảnh: 87acup Instagram)
Nữ vlogger không phải nạn nhân đầu tiên và duy nhất bị ghép mặt vào ảnh nhạy cảm. (Ảnh: 87acup Instagram)

Được biết, nữ vlogger không phải nạn nhân đầu tiên và duy nhất. Thời điểm cuối tháng 10/2020, Daily Mail từng đưa tin, hàng trăm nghìn bức ảnh của rất nhiều nạn nhân nữ, trong đó có cả trẻ vị thành niên, đã bị đánh cắp để tạo nên những bức ảnh nhạy cảm.

Những hình ảnh này được tạo ra bởi ứng dụng DeepN*de và được chia sẻ trên ứng dụng nhắn tin Telegram, thậm chí còn được những kẻ biến chất mua bán.

Hàng trăm nghìn bức ảnh của rất nhiều nạn nhân nữ, trong đó có cả trẻ vị thành niên, đã bị đánh cắp để tạo nên những bức ảnh nhạy cảm, theo điều tra của Sensity. (Ảnh: Internet)

Công ty an ninh mạng Sensity cho biết, 70% trong số 104.000 bức hình được làm giả này đều là của những người phụ nữ có thật trên mạng xã hội, thậm chí có cả trẻ vị thành niên.

Nói cách khác, những bức ảnh tự chụp hàng ngày được chia sẻ trên các mạng xã hội, Internet của phụ nữ, trẻ em gái,... đều có khả năng bị những kẻ biến chất sử dụng để tạo ra những bức ảnh nhạy cảm giả mạo này.

Theo Sensity, cách thức để tạo ra một bức ảnh nhạy cảm giả mạo rất đơn giản. (Ảnh: Sensity)

Theo Sensity, cách thức để tạo ra một bức ảnh nhạy cảm giả mạo rất đơn giản. Người dùng chỉ cần một bức ảnh, sau đó tải lên công cụ được phát triển từ DeepN*de, kết quả nhận được sẽ là hình ảnh được 'phù phép' nhạy cảm dựa trên phiên bản gốc.

Một bức ảnh khỏa thân giả mạo có thể được tự động tạo ra trong vài giây, mà không cần kiến thức kỹ thuật hay phần cứng hỗ trợ đặc biệt nào.

Những bức ảnh nhạy cảm giả mạo không chỉ được những kẻ biến chất chia sẻ mà còn được đem ra mua bán. (Ảnh: Internet)

Đáng lưu ý, công cụ này chỉ nhằm vào phụ nữ. Nếu bạn tải lên một bức ảnh nam hoặc bất kỳ bức ảnh nào khác, hệ thống sẽ tự động thay thế chủ thể trong ảnh bằng cơ thể trần trụi của phụ nữ.

Sensity đã gửi báo cáo tới các mạng xã hội liên quan, và công bố dữ liệu cuộc điều tra cho các cơ quan thực thi pháp luật.

Xem thêm: Ứng dụng 'xuyên thấu' quần áo quay trở lại ám ảnh phụ nữ, nạn nhân có cả trẻ em

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin mới nhất