Công Nghệ

Trung Quốc sẽ đưa 'mặt trời nhân tạo' vào hoạt động trong năm 2020

Theo SCMP
Chia sẻ

Với "mặt trời nhân tạo", quốc gia tỉ dân mong muốn có được một nguồn năng lượng sạch và rẻ hơn.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang tìm cách khai thác năng lượng của Mặt trời, nhưng đó không phải là năng lượng mặt trời như cách chúng ta vẫn biết.

SCMP cho biết quốc gia tỉ dân đang phát triển một “mặt trời nhân tạo”. Theo đó, đây là một thiết bị nghiên cứu hạt nhân nóng chảy có thể mở đường cho một kỉ nguyên năng lượng sạch, tương tự như năng lượng đến từ Mặt trời tự nhiên.

Cận cảnh thiết bị “mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)

Thực tế, Xinhua News thậm chí nói rằng việc phát triển thiết bị đặc biệt nói trên đã được hoàn thành và Trung Quốc dự kiến sẽ đưa nó vào vận hành trong năm 2020. Mang tên gọi HL-2M, thiết bị này được phát triển bởi Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc và Viện Vật lý Tây Nam. Nó hiện tại đang được đặt tại Lạc Sơn, Tứ Xuyên.

Được so sánh với mặt trời song có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết HL-2M thậm chí còn có thể sản sinh ra nhiệt lượng nóng gấp 13 lần mặt trời. Cụ thể, thiết bị này có đạt tới nhiệt độ 200 triệu độ C. Trong khi đó, mặt trời chỉ có nhiệt độ 15 triệu độ C ở phần lõi. “Bí kíp” cho nhiệt độ ấn tượng nằm ở việc nếu như quá trình nhiệt hạch của mặt trời phụ thuộc vào việc ép các nguyên tử hợp nhất, từ đó sinh ra nhiệt lượng có thể chuyển đổi thành năng lượng. Điều này traí ngược với những gì xảy ra trong HL-2M khi nhiệt độ đến từ việc phân tách các nguyên tử, ví dụ như Uranium.

Các nhà khoa học cho biết với cách tiếp cận này, nguồn năng lượng sẽ sạch, rẻ và ít sản sinh ra rác thải độc hại hơn. Được biết, việc lắp đặt HL-2M đã được bắt đầu thực hiện từ hồi tháng 6 năm ngoái.

Chia sẻ

Theo

SCMP

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất