Công Nghệ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa phân loại nghiện game vào danh sách những bệnh tâm thần

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Ước tính, tỷ lệ người chơi game có vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng 2 phần ngàn cho tới 20%.

Mới đây, thành viên các nước thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa bỏ phiếu thông qua danh sách phân loại quốc tế về các loại bệnh tật mới, bao gồm việc nghiện game trên iPhone hoặc bất kỳ nền tảng nào khác.

nghiện game

Lần đầu tiên, “rối loạn chơi game” chính thức được liệt kê là trạng thái sức khỏe tâm thần.

Tại cuộc họp thường niên năm 2019 tại Geneva, Thụy Sĩ, thành viên các nước thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức công nhận nghiện chơi game trên điện thoại thông minh hoặc các nền tảng khác, thuộc danh sách phân loại quốc tế về bệnh tật mới. Hội đồng Y tế Thế giới đã bỏ phiếu thông qua danh sách sửa đổi này, hay còn được gọi là ICD-11, nhằm hoạch định chính sách và kế hoạch y tế công cộng. Đây cũng là lần đầu tiên, “rối loạn chơi game” (gaming disorder) được liệt kê là một trình trạng sức khỏe tâm thần.

“Các nghiên cứu cho thấy rối loạn chơi game chỉ ảnh hưởng đến một tỷ lệ nhỏ những người tham gia vào các hoạt động chơi game online hoặc video game”, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết. “Tuy nhiên, những người chơi game nên ý thức được lượng thời gian họ dành cho các hoạt động chơi game của mình, đặc biệt là khi bỏ phế các hoạt động hàng ngày khác.”

Tổ chức Y tế Thế giới

Ước tính, tỷ lệ người chơi game có vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng 2 ‰ cho tới 20%

“Tiềm hiểu về những nguyên nhân khiến con người mắc bệnh hoặc khiến họ tử vong là cốt lõi của việc lập bản đồ xu hướng bệnh và dịch bệnh, hoặc đinh các dịch vụ y tế, phân bổ chi phí chăm sóc sức khỏe và đầu tư vào việc cải thiện các phương pháp điều trị cùng phòng ngừa. Bảng danh sách Phân loại quốc tế về bệnh tật mới (ICD -11) đã được cập nhật cho thế kỷ 21 và phản ánh những tiến bộ quan trọng trong khoa học và y học”, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thêm.

Ước tính, tỷ lệ người chơi game có vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng 2 ‰ cho tới 20%. Trên tờ Nikkei, nhà báo Rintaro Hosokawa dẫn lời Tổ chức Y tế Thế giới về biểu hiện của triệu chứng “rối loạn chơi game”: “Theo WHO, những người mắc bệnh không thể tự kiểm soát thời gian và tần suất chơi game. Ưu tiên hàng đầu của họ là chỉ chơi 'game và chơi game' trong khoảng thời gian trên 12 tháng”.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất