Công Nghệ

Chân dung tân CEO của GoViet: Từng là nhân viên của tỉ phú Phạm Nhật Vượng và sếp lớn’ chuỗi Cộng Cà Phê

T. Sơn
Chia sẻ

Trước khi ngồi ghế CEO, ông Phùng Tuấn Đức thực tế là Giám đốc Vận hành của GoViet.

Trung tuần tháng 9 năm ngoái, bà Lê Diệp Kiều Trang bất ngờ rời ghế CEO GoViet chỉ sau 5 tháng làm lãnh đạo hãng gọi xe có sự hậu thuẫn của Go-Jek. Kể từ thời điểm đó cho tới nay, chiếc ghế nóng của startup gọi xe được xem là đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam vẫn được để trống.

Bà Lê Diệp Kiều Trang đầu quân cho GoViet hồi tháng 4 song sớm rời ghế nóng một thời gian ngắn sau đó. Ảnh: FBNV

Dù vậy, mới đây, Go-Jek bất ngờ cho biết ông Phùng Tuấn Đức sẽ trở thành CEO mới của GoViet. Trước đây, ông Đức từng là cựu giám đốc vận hành của công ty này. Ông cũng đồng thời là người đồng sáng lập của GoViet. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Go-Jek đang thực hiện hợp nhất thương hiệu gọi xe của mình trên toàn Đông Nam Á. Điều này đồng nghĩa với việc GoViet (Việt Nam) hay Get (Thái Lan) sẽ được đổi tên thành Go-Jek.

Việc đồng nhất thương hiệu sẽ giúp Go-Jek cạnh tranh tốt hơn với Grab trên quy mô toàn Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei

Ông Phùng Tuấn Đức sinh năm 1987 và tốt nghiệp đại học Wesleyan, chuyên ngành Kinh tế và Khoa học máy tính. Sau khi trở về nước, ông Đức sáng lập đồng thời ngồi ghế CEO một startup có tên Dynabyte đến tháng 10/2014, theo thông tin trên LinkedIn của ông. Đến tháng 3/2015, ông Đức trở thành giám đốc ngành hàng thực phẩm tươi sống trực tuyến của sàn thương mại điện tử Adayroi.

Ông Phùng Tuấn Đức trong đồng phục Go-Jek. Ảnh: FBNV

Sau khi rời Adayroi vào tháng 11/2016, ông Đức đầu quân cho chuỗi Cộng Cà Phê trong vai trò một giám đốc vận hành trước khi chính thức đồng sáng lập và là giám đốc vận hành của GoViet. Ở thời điểm hiện tại, trên tài khoản LinkedIn chính thức của ông Đức, ông đã đổi vị trí công việc của mình thành “Giám đốc điều hành quốc gia, Việt Nam” của Go-Jek, thay vì GoViet. Điều này cũng thể hiện thay đổi mang tính chiến lược mà Go-Jek vừa tuyên bố.

Bên cạnh hợp nhất thương hiệu, tất cả các công ty con của Go-Jek tại các quốc gia khác nhau sẽ quay lại dùng chung một nền tảng công nghệ. Ảnh: Nikkei

Ở Việt Nam, Go-Jek “đi chậm” hơn Grab khá nhiều bởi Grab thực tế đã vào thị trường này từ năm 2014. Trong khi Grab dùng tên gọi này xuyên suốt 8 quốc gia mà nó hoạt động, Go-Jek chỉ dùng tên Go-Jek tại Indonesia và Singapore. Tại Việt Nam, nó tên là GoViet và ở Thái Lan nó được gọi là Get.

Grab và Go-Jek đang xây dựng hình ảnh siêu ứng dụng đa dịch vụ. Ảnh: Nikkei

Go-Jek và Grab đang cạnh tranh khốc liệt để trở thành siêu ứng dụng số 1 khu vực Đông Nam Á. Cả hai đều thu hút người dùng đến với nền tảng của mình bằng cách tích hợp nhiều dịch vụ như gọi xe, giao đồ ăn hay thanh toán vào cùng một ứng dụng duy nhất. Grab có sự hậu thuẫn của các ông lớn như SoftBank, trong khi đó Go-Jek có đầu tư từ Facebook, Tencent và Google.

Chia sẻ

Bài viết

T. Sơn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất