Công Nghệ

Reuters: Đây là vũ khí giúp VinFast cạnh tranh được với Tesla ở Mỹ

Thái Sơn - CTV
Chia sẻ

Mỹ là thị trường khó tính song VinFast tự tin với kế hoạch của mình ở thị trường này.

Vingroup đang đánh cược lớn vào thị trường Mỹ với dòng xe VinFast và hy vọng những chiếc SUV điện và mô hình cho thuê pin là đủ để thuyết phục người dùng Mỹ vốn quen thuộc hơn với những hãng xe địa phương như Tesla hay GM.

Mặc dù chỉ vừa mới đi vào hoạt động, VinFast hiện đã vươn lên trở thành thương hiệu xe đứng thứ 5 ở Việt Nam. Hãng này cũng đang nhắm đến mục tiêu niêm yết ở Mỹ cùng định giá tối đa lên tới 60 tỷ USD, theo 2 nguồn tin thân cận.

VinFast sẽ ra mắt ở Bắc Mỹ và Châu Âu vào năm2022, bà Nguyễn Thị Vân Anh, CEO VinFast, nói với Reuters. VinFast sẽ “gia nhập” cuộc chiến vốn đã có nhiều hãng xe tham gia, trong đó có cả những startup vẫn đang bị lỗ song lại nhận được nhiều đầu tư của Phố Wall, Reuters nói.

“Chúng tôi sẽ tới Bắc Mỹ, cụ thể là Mỹ, Canada, và Châu Âu vào cùng thời điểm. Ở Châu Âu, chúng tôi nhắm tới Đức, Pháp và Hà Lan”, bà Vân Anh chia sẻ trong một bài phỏng vấn tại nhà máy VinFast ở Hải Phòng.

Ảnh: Reuters

Đứng đằng sau VinFast là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Vingroup. Khởi đầu với việc sản xuất mỳ ăn liền ở Ukraine, lúc này, Vingroup đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau ở Việt Nam, bao gồm bất động sản, resort, bệnh viện, trường học và điện thoại thông minh.

Ngay cả khi có sự hỗ trợ của một tập đoàn lớn, các đối thủ của VinFast cũng cực kì sừng sỏ. GM, Toyota và Volkswagen đều đã đầu tư hàng chục tỷ USD để phát triển xe điện và xe không người lái.

VinFast thành lập vào năm 2017 với nhiều người trong đội ngũ lãnh đạo từng làm việc cho GM. VinFast đặt mục tiêu cạnh tranh cả về kích cỡ và giá thành xe. Nói về chiếc SUV điện, bà Vân Anh tự tin cho rằng nó “sang trọng hơn” những gì hiện có trên thị trường.

Ảnh: Reuters

Xe VinFast cũng hoạt động dựa trên mô hình thuê pin. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí pin, vốn là phần đắt nhất trong xe điện, không bao gồm trong giá xe.

“Chúng tôi sẽmang đến sản phẩm tốt hơn. Đó là một chiếc SUV. Chúng tôi sẽ mang đến những chiếc xe rộng rãi hơn”, bà Vân Anh nói thêm. Tháng tới, bà sẽ chuyển nhà từ Hà Nội sang Los Angeles để điều hành vận hành của VinFast ở Mỹ.

Theo một bài trình bày được VinFast chuẩn bị cho các nhà đầu tư, xe VinFast sẽ rẻ hơn các hãng xe điện khác hiện có trên thị trường.

Hai trong số ba mẫu xe điện của VinFast sẽ được bán tại Mỹ, nơi VinFast kỳ vọng có doanh số 45.000 xe mỗi năm, theo bà Vân Anh.

Nhiều hãng xe Châu Á đã từng muốn chinh phục thị trường Mỹ. Toyota vào năm 1970 và Huyndai vào năm 1980 đã từng vượt qua những hoài nghi ban đầu để cạnh tranh được thị phần từ các nhà sản xuất Mỹ.

VinFast, công ty bán được 30.000 xe ở Việt Nam và chưa có lãi, sẽ gặp một cuộc chiến khó khăn.

“Thách thức lớn nhất của họ là thuyết phục người dùng rằng họ có sản phẩm tốt và có định vị giá trị hấp dẫn”, ông Bill Russo, giám đốc công ty tư vấn Automobility Ltd (Trung Quốc), nhận định.

“Sản phẩm của VinFast có ngoại hình và tính năng phù hợp nhưng điều này chỉ đủ để bạn tham gia cuộc đấu. Để chiến thắng, VinFast cần có công nghệ và mô hình kinh doanh vượt trội hơn so với đối thủ”.

Mô hình cho thuê pin là điều VinFast hy vọng có thể thuyết phục khách hàng. Với mô hình này, khách hàng sẽ trả số tiền hàng tháng tương tự số tiền mà họ sẽ chi trả để mua xăng.

Khi viên pin chỉ còn đáp ứng 70% vòng đời đầy đủ, VinFast sẽ thay pin, bà Vân Anh chia sẻ. Một mô hình tương tự cũng từng được hãng xe điện Nio ở Trung Quốc triển khai.

Không có hãng xe điện nào có thể cạnh tranh với Tesla trong tương lai gần, Theo Michael Dunne, giám đốc công ty tư vấn ZoZo Go. Theo ông, Tesla có thể mạnh ở nhiều lĩnh vực.

“Tin tốtlaf các công ty như VinFast không cần đánh bại Tesla để giành chiến thắng. Tất cả những gì họ thực sự cần là chuyển đổi được một phần trong số 65 triệu người dùng đã mua xe chạy xăng trong năm 2020 chuyển sang xe điện”, ông Dunne nói.

Ảnh: Reuters

VinFast lên kế hoạch bán phần lớn xe điện ở Mỹ thông qua kênh trực tuyến để không phải phụ thuộc vào mô hình môi giới đắt đỏ. Ở Việt Nam, mẫu xe điện VF e34 của hãng đã nhận được 15.000 đơn đặt trước.

VinFast cũng đã chiêu mộ ông Jeremy Snyder, một cựu nhân viên từng làm việc tại Tesla trong 10 năm, nắm vị trí giám đốc tăng trưởng thị trường Mỹ.

Snyder nói rằng ông là nhân sự đầu tiên của VinFast ở Mỹ nhưng hiện tại VinFast đã có khoảng 100 nhân sự tại đây.

“Rất thú vị khi được đưa Mỹ và Việt Nam lại gần nhau hơn thông qua VinFast”, ông chia sẻ.

Ông Phạm Nhật Vượng, người sáng lập Vingroup, đã bỏ 2 tỷ USD tiền túi để đầu tư vào VinFast. Trong khi đó, Vingroup cũng đã đổ hàng trăm triệu USD vào VinFast bằng cách phát hành trái phiếu quốc tế và bán cổ phần các mảng kinh doanh khác.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, VinFast cần nhiều tiền hơn nữa và IPO ở Mỹ thông qua công ty thâu tóm, sáp nhập chuyên dụng(SPAC) là phương án mà VinFast đang tính đến.

Dù vậy, bà Vân Anh từ chối chia sẻ về thời điểm cũng như cách VinFast có thể gọi vốn ở Mỹ.

Ảnh: Reuters

Đại diện Uỷ ban giao dịch và sàn chứng khoán Mỹ được cho là sẽ sớm tới thăm Việt Nam để gặp đại diện Vingroup liên quan đến nỗ lực niêm yết tại đây, hai nguồn tin nói. Nếu VinFast niêm yết ở Mỹ, đây sẽ là công ty Việt Nam đầu tiên làm điều này.

“Khi nào nó xảy ra và cách nó xảy ra, dù bằng SPAC hay cách khác, chúng tôi sẽ đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất cùng thời điểm”, bà Vân Anh chia sẻ.

Hiện tại, có hàng trăm công ty SPAC đang tìm kiếm các công ty xe điện để hợp tác với mong muốn tìm ra Tesla tiếp theo.

VinFast muốn tạo ra sự khác biệt.

“Nếu bạn nhìn một số thương vụ SPAC đã được thực hiện, họ không có những gì chúng tôi có”, bà Vân Anh chia sẻ.

Chia sẻ

Bài viết

Thái Sơn - CTV

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất