Công Nghệ

Nhật Bản phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 từ nhộng tằm: Vừa an toàn lại vừa rẻ

Theo Nikkei Asian Review
Chia sẻ

Trong dự án phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 của các giáo sư Nhật Bản thuộc Đại học Kyushu, mỗi con tằm đều đóng vai trò như một phòng thí nghiệm sinh học.

Trong khi tình hình đại dịch COVID-19 vẫn còn đang có nhiều diễn biến phức tạp, vắc xin có lẽ là cứu cánh duy nhất để ngăn chặn virus SARS-ConV-2, đưa thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.

Từ khi dịch bệnh bùng phát kể từ lúc đầu năm, các nhà khoa học, phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đã lao vào một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra một loại vắc-xin phòng ngừa COVID-19 an toàn. Trong số này có nhóm các nhà khoa học tại Nhật Bản, với hướng phát triển vắc-xin COVID-19 giá rẻ từ nhộng tằm.

Giáo sư Takahiro Kusakabe đang thực hiện dự án sử dụng những con tằm để sản xuất vắc-xin chống lại virus SARS-CoV-2. (Ảnh: Kyushu-u.ac.jp)

Cụ thể, một nhóm giáo sư của Đại học Kyushu tại Nhật Bản, dẫn đầu là giáo sư Takahiro Kusakabe, đang thực hiện dự án sử dụng những con tằm để sản xuất vắc-xin chống lại virus SARS-CoV-2.

Mỗi con tằm trong dự án của giáo sư Kusakabe, đều đóng vai trò như một phòng thí nghiệm sinh học. Chúng có nhiệm vụ tổng hợp và sản xuất một loại protein dùng làm nguyên liệu chính cho một loại vắc-xin ngừa COVID-19.

Mỗi con tằm trong dự án của giáo sư Kusakabe, đều đóng vai trò như một phòng thí nghiệm sinh học. (Ảnh: Shutterstock)

"Chúng tôi đang nuôi khoảng 250.000 con tằm thuộc 500 dòng giống khác nhau", Giáo sư Kusakabe cho biết.

"Sử dụng những con tằm để phát triển vắc-xin có thể rút ngắn thời gian tạo ra tiền chất vắc-xin xuống còn khoảng 40 ngày", ông nói thêm. Được biết, chi phí sản xuất vắc-xin theo hướng này cũng rẻ hơn, do việc nuôi tằm không đòi hỏi thiết bị lớn và đắt tiền.

Vắc-xin mà nhóm của giáo sư Kusakabe đang phát triển dựa trên các protein hình gai bên ngoài vỏ virus SARS-CoV-2. Những giáo sư đã tiêm một baculovirus với thông tin di truyền của virus corona vào con tằm. Baculovirus vốn chỉ lây nhiễm cho côn trùng nhưng lại vô hại với con người.

Theo Giáo sư Kusakabe, chi phí sản xuất vắc-xin theo hướng này sẽ rẻ hơn, do việc nuôi tằm không đòi hỏi thiết bị lớn và đắt tiền. (Ảnh: Kyushu-u.ac.jp)

Trong vài ngày, một protein rất giống với protein gai của SARS-CoV-2 sẽ được sản sinh trên những con tằm đã được têm Baculovirus. Các protein này sau đó lại được lọc ra, tinh chế và sử dụng làm vắc-xin COVID-19.

Giáo sư Kusakabe cho biết, nhóm của ông phải sàng lọc hàng nghìn con côn trùng trong phòng thí nghiệm, nhằm tìm ra một loại tằm có thể sản xuất protein hiệu quả nhất. 

Vắc-xin mà nhóm của giáo sư Kusakabe đang phát triển dựa trên các protein hình gai bên ngoài vỏ virus SARS-CoV-2. (Ảnh: Nikkei)

Nhóm các giáo sư cũng đang có kế hoạch làm việc với Trường Khoa học Dược phẩm trực thuộc Đại học Kyushu để thử nghiệm vắc-xin này trên động vật. 

Theo tiến độ, các thử nghiệm trên động vật này sẽ được thực hiện vào đầu năm 2021. Nếu thành công, vắc-xin được phát triển từ nhộng tằm sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người.

Bên cạnh vắc-xin được phát triển từ những con tằm, nhóm của giáo sư Kusakabe cũng phát triển một loại vắc-xin đường uống với dạng viên nén, với nguyên liệu là những con tằm có chứa vắc-xin ngừa COVID-19.

Bên cạnh vắc-xin được phát triển từ những con tằm, nhóm của giáo sư Kusakabe cũng phát triển một loại vắc-xin với dạng viên nén. (Ảnh: Pixabay)

Theo Giáo sư Kusakabe, lý do là người dân sống tại Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Mỹ Latinh hay Nhật Bản vẫn thường ăn côn trùng như một nguồn cung cấp protein chính. Tuy nhiên, một nửa dân số thế giới còn lại sẽ rất sợ hãi nếu phải nhai những chú nhộng.

"Nhộng không có ruột, nên protein của chúng không bị phá hủy bởi các enzym tiêu hóa khi chúng được hấp thụ...

Theo tiến độ, vắc-xin ngừa COVID-19 này sẽ được thử nghiệm trên động vật vào đầu năm 2021. (Ảnh: Unsplash)

Ngoài ra, bạn có thể hấp thụ một lượng lớn protein [bằng cách ăn nhộng], nhiều hơn rất nhiều so với tiêm vào cơ thể. Vì vậy, tôi nghĩ phương pháp này có thể mang đến hiệu quả", Giáo sư Kusakabe cho biết.

Chia sẻ

Theo

Nikkei Asian Review

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất