Công Nghệ

Nghệ sĩ Nhật Bản tổ chức concert trực tuyến thời đại dịch COVID-19

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Với nhà tổ chức concert Hiromichi Hayashi, ngành công nghiệp âm nhạc trực tiếp năm nay gần như đã “chết” vì đại dịch COVID-19.

Hàng loạt concert đã bắt đầu bị huỷ bỏ từ 26/2, thời điểm Thủ tướng Shinzo Abe yêu cầu toàn dân không tham dự các sự kiện văn hoá lớn. Tính đến thời điểm cuối tháng 5, 220 show diễn của anh đều đã bị hoãn lại. “Chúng tôi mất 4,2 tỉ yên (39 triệu USD) doanh thu vì các yêu cầu hoãn sự kiện”, Hayashi chia sẻ.

Doanh số vé concert tại Nhật Bản tăng đều qua các năm song COVID-19 dường như đã xoá bỏ tất cả. (Nguồn: Nikkei)

Công ty của anh Hayashi International Promotions, có đủ tiền mặt và thu nhập trong khoảng một năm nữa nhờ mảng kinh doanh bất động sản, Hayashi chia sẻ thêm. Dù vậy, anh không chắc mọi thứ có thể duy trì nếu như bệnh dịch không giảm nhiệt. Dĩ nhiên, Hayashi không phải người duy nhất chịu ảnh hưởng.

Theo một ước tính của Viện nghiên cứu Pia, khoảng 150.000 concert trị giá 330 tỉ yên đã bị hoãn ở Nhật Bản tính tới thời điểm cuối tháng 5.

Kể từ thời điểm tháng 2, chính quyền địa phương và trung ương đều đã yêu cầu ngành biểu diễn không tổ chức các sự kiện trực tiếp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ngay từ đầu, các sự kiện concert ở Nhật Bản đã được xem là điểm nóng lây lan virus. Áp lực từ công chúng cũng là một lí do khác khiến các nghệ sĩ huỷ bỏ lịch diễn. Ca sĩ Ringo Shiina từng nhận chỉ trích nặng nề trên mạng xã hội sau khi biển diễn trực tiếp hồi cuối tháng 2.

Nhật Bản nới lỏng trạng thái khẩn cấp tại quốc gia mặt trời mọc từ hôm 25/2 song các nhà tổ chức concert vẫn được yêu cầu chưa tổ chức sự kiện trực tiếp trở lại. Dù vậy, ngành âm nhạc Nhật Bản đang tìm cách để duy trì sự sống. Trực tuyến là một trogn số đó.

Dwango, đơn vị vận hành trang streaming video Niconico, đã tổ chức nhiều sự kiện âm nhạc trực tuyến miến phí hồi tháng 3. Hơn 200.000 người đã theo dõi sự kiện này, theo công ty. Đó là dấu hiệu cho thấy các concert trực tuyến thực sự có thể trở thành một trải nghiệm mới cho người hâm mộ, người đại diện công ty chia sẻ thêm.

Showroom, được sáng lập vào năm 2013, là một nền tảng tương tác cho nghệ sĩ và người hâm mộ. (Ảnh: Showroom)

Trước đại dịch, “nhiều người không đánh giá cao concert trực tuyến vì họ cho rằng được đứng chung một không gian với thần tượng là giá trị gia tăng lớn nhất mà một liveshow mang đến cho người nghe”, Kyoko Yagi, một giảng viên tại Đại học Toyo chia sẻ. Dù vậy, bà nhận định rằng các concert trực tuyến sẽ trở thành một loại nội dung mới và sẽ được chấp nhận nhiều hơn.

Ông Yuji Maeda, chủ tịch startup Showroom, cũng có cùng quan điểm. Trong tháng 5, ứng dụng cho phép người dùng livestream trực tuyến của Showroom chứng kiến “tăng trưởng cao chưa từng có”, bà Maeda chia sẻ.

Được thành lập vào năm 2013, Showroom mang đến cho nghệ sĩ và người hâm mộ một nơi mà họ có thể tương tác với nhau qua các đoạn phát trực tiếp và tính năng trò chuyện. Người hâm mộ có thể tạo avatar riêng và mua quà ảo cho nghệ sĩ. Showroom sau đó phân phối doanh thu cho nghệ sĩ.

“Có lợi nhuận vẫn là một rào cản thách thức lớn cho các dịch vụ streaming,” Maeda giải thích và nói rằng không nhiều người sẵn sàng bỏ ra 1.000 yên cho một buổi concert trực tuyến. “Trong thời virus corona, chúng tôi phải mang đến giá trị mới mà chỉ hình thức livestreaming mới có thể mang lại, ví dụ như tương tác thân mật giữa người hâm mộ và nghệ sĩ. Chúng tôi cần tạo ra một mô hình lợi nhuận rõ ràng cho các dịch vụ này,” Maeda nhấn mạnh.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin mới nhất