Công Nghệ

Một năm rối ren của Go-Viet, ‘đứa con’ của ông lớn Go-Jek, tại VN

Lê Thanh Xuân
Chia sẻ

Thành công ở nhiều thị trường tại Đông Nam Á song Go-Jek lại chưa để lại được dấu ấn đậm nét tại Việt Nam thông qua hợp tác sâu rộng cùng Go-Viet.

Một năm thay CEO hai lần

Bà Lê Diệp Kiều Trang trong màu áo đồng phục Go-Jek.

Cuối tháng 3 năm nay, ông Nguyễn Vũ Đức bất ngờ tuyên bố rời ghế CEO Go-Viet trong sự bất ngờ của những người quan tâm. Thời điểm đó, Go-Viet không tuyên bố lý do cho quyết định này song cho biết ông Nguyễn Vũ Đức vẫn sẽ tham gia Go-Viet trong vai trò cố vấn. Dù vậy, mọi chuyện có vẻ ông êm đẹp như thế. Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, ông Đức có thể đã yêu cầu Go-Viet bồi thường tới 800.000 USD cho sự ra đi của mình. Không rõ tính xác thực của thông tin này ra sao và kết quả của nó như thế nào, nhưng ông Nguyễn Vũ Đức sau đó dường như không còn liên quan gì đến Go-Viet.

Một thời gian ngắn sau đó, bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu Giám đốc Facebook Việt Nam, là người thế chỗ ông Đức trên ghế nóng. Nhiều người tin rằng bà Trang sẽ mang lại luồng gió với cho startup gọi xe được Go-Jek hậu thuẫn này. Thế nhưng, chỉ năm tháng sau đó, bà Trang cũng rời Go-Viet. Sự ra đi của bà Trang cũng được đánh giá là một bất ngờ trong bối cảnh trước đó ít lâu bà Trang vẫn rất hào hứng chia sẻ về những dự định của mình cùng Go-Viet. Bà thậm chí còn thử làm tài xế Go-Viet để trực tiếp đánh giá sản phẩm.

Thay CEO hai lần một năm, thật khó để Go-Viet “êm thắm” chuyển mình. Đến nay, chiếc ghế CEO của startup này vẫn còn bỏ ngỏ.

Chuyển dịch chậm chạp

Go-Viet đi vào hoạt động tại Việt Nam từ hồi tháng 8 năm 2018.

Theo một báo cáo mới đây của ABI Research về thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, Grab đang là ông lớn có vị trí thống lĩnh với thị phần lên tới 73% cùng 146 triệu chuyến xe được hoàn thành. Go-Viet trong khi đó chỉ thực hiện được 21 triệu chuyến xe trong 6 tháng đầu năm nay cùng miếng bánh thị phần 10%. Con số này thậm chí còn thấp hơn những gì be, một ứng dụng Việt Nam có thể làm được.

Có mặt từ năm 2014, Grab đang cho thấy lợi thể của người đi trước với rất nhiều dịch vụ tại Việt Nam như GrabBike, GrabExpress, GrabFood, GrabCar, GrabTaxi, GrabPay by Moce hay GrabHotel. Đó là còn chưa để đến nhiều dịch vụ khác mà ông lớn này đang thử nghiệm như mô hình GrabKitchen hay dịch vụ xe khách GrabBus. Trong khi đó, trái ngược với sự đa dạng trong dịch vụ của Go-Jek ở nước ngoài, Go-Viet đang chuyển dịch vô cùng chạm chạp với chỉ vỏn vẻn ba sản phẩm tại Việt Nam là Go-Bike, Go-Send và Go-Food. Go-Viet thậm chí chưa có dịch vụ xe bốn bánh.

Thị phần gọi xe tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019. (Nguồn: ABI Research)

Go-Viet hiện tại cũng mới chỉ chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền mặt cho người dùng trong nước. Về phần mình, Grab chấp nhận cả ba phương thức thanh toán linh hoạt là tiền mặt, ví điện tử và thẻ thanh toán. Sự chậm chạp của Go-Viet khiến startup này hụt hơi tại Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.

Nhiều scandal từ tài xế

Năm 2019 cũng là một năm “tai bay vạ gió” của Go-Viet khi liên tục xuất hiện các thông tin tiêu cực về thái độ và cách hành xử của các tài xế. Điều này dĩ nhiên làm hình ảnh của Go-Viet xấu đi trên truyến thông.

Gần đây nhất, người mẫu Mid Nguyễn đăng đàn trên mạng xã hội về việc bị một tài xết Go-Viet hành hung. ” “Tôi đặt xe và đứng chờ đã lâu. Tôi có nhắn tin nói là việc gấp, nên khi lên xe tôi yêu cầu tài xế chạy lẹ, không sẽ trễ công việc. Đúng là giọng tôi không được vui do trễ lắm rồi. Nào ngờ, tôi bị tài xế đuổi cổ xuống xe giữa đường. Tôi cũng tính xuống đặt xe khác,” cô chia sẻ. “Khi xuống xe tôi cũng vùng vằng, gặp trường hợp như vậy ai mà vui cười được? Khi chưa định thần thì bị tài xế Go Viet nhào vô hành hung luôn. Đây là vết tích sau đó,” Mid Nguyễn viết trên trang cá nhân của mình.

Thị trường tiềm năng

Không phải ngẫu nhiên mà các ông lớn gọi xe đang dành nhiều sự tập trung vào thị trường Đông Nam Á. Nền kinh tế số tại đây được kì vọng sẽ chạm mốc 100 tỉ USD trong năm 2019, trước khi tăng lên ngưỡng 300 tỉ USD trong năm 2025. Trong năm 2019, theo báo cáo Google & Temasek / Bain, e-Conomy SEA 2019, dung lượng thị trường gọi xe đạt ngưỡng 13 tỉ USD. Tuy nhiên, đến năm 2025, con số này có thể sẽ tăng lên mốc 40 tỉ USD.

Theo Bloomberg, Indonesia sẽ là nền kinh tế Internet lớn nhất tại Đông Nam Á vào năm 2025, xếp sau đó là Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam là một trong những thị trường ấn tượng nhất.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Thanh Xuân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất