Công Nghệ

Huawei muốn thành nhà sản xuất smartphone số 1 vào năm 2020 nhưng giấc mơ này có thể đã kết thúc

T. Sơn
Chia sẻ

Sau khi bị Mỹ đưa vào "danh sách đen" hồi cuối năm ngoái, hành trình đến ngôi vương thị trường smartphone của Huawei trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Hai năm trước, trong một bài phỏng vấn với CNBC, Huawei đã đề cập rõ mục tiêu của mình: trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Năm 2020 chưa qua và mục tiêu của Huawei cũng chưa được hiện thực hoá, có điều con đường đến với mục tiêu này đang trắc trở hơn bao giờ hết.

Kể từ thời điểm người đứng đầu mảng tiêu dùng của Huawei, Richard Yu, chia sẻ mục tiêu của công ty vào cuối năm 2018, Mỹ bắt đầu đặt nhiều áp lực lên Huawei và liên tục đe doạ rằng có thể sẽ cắt mối liên hệ giữa Huawei với nhiều công ty phần cứng và phần mềm Mỹ.

Mặc dù có mảng smartphone non trẻ hơn rất nhiều so với Samsung và Apple, Huawei nhanh chóng vươn lên trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới. Dù vậy, Huawei vẫn chưa vượt qua được Samsung như những gì ông Yu hi vọng.

Một loạt các động thái của Mỹ gần đây cũng khiến Huawei chịu ảnh hưởng nặng nề, theo giới phân tích.

Mặc dù vẫn đang duy trì được vị trí số 2 trên thị trường di động, Huawei làm được điều này bằng cách tập trung vào thị trường Trung Quốc và một số ít thị trường mới nổi khác. Cùng thời điểm, Huawei mất thị phần ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới, theo CNBC. Quá trình vươn ra toàn của của ông lớn công nghệ Trung Quốc đang bị chặn lại.

Ảnh hưởng của Google

Huawei có thể tìm được các đối tác thay thế ở mảng phần cứng song khó tìm được một cái tên thay thế Google ở mảng phần mềm. (Ảnh: CNET)

Tháng 5 năm ngoái, Huawei bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” hạn chế các công ty Mỹ được hợp tác kinh doanh. Trước đó, Huawei phụ thuộc rất nhiều vào các công ty linh kiện và phần mềm Mỹ.

Về vấn đề phần cứng, Huawei đã tìm được những phương án thay thế song Huawei không còn được sử dụng hệ điều hành Android bản quyền trên các thiết bị của mình. Đây chính là ảnh hưởng lớn nhất của lệnh cấm đền từ Mỹ lên Huawei.

Chủ tịch Huawei luân phiên, Eric Xu, nói với CNBC hồi tháng 3 rằng Huawei không đạt mục tiêu doanh thu nội bộ trong năm 2019 tới 12 tỉ USD. Phần lớn con số này đến từ mảng công nghệ tiêu dùng, mảng chiếm hơn một nửa tổng doanh số bán hàng của Huawei.

Dữ liệu từ IDC và Counterpoint Research cũng cho thấy tác động lớn của lệnh cấm từ Mỹ đến “sức khoẻ” của Huawei trên phạm vi toàn cầu.

Trong quý I năm 2019, trước khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen, Huawei có 18,9% thị phần smartphone toàn cầu, đứng thứ hai sau Samsung và đứng trước Apple. Đến quý 4 cùng năm, thị phần của Huawei giảm về mức 15,2% và Huawei cũng rơi xuống vị trí số 3 trên cuộc đua smartphone, sau Apple. Trong quý 1 năm 2020, doanh số của Huawei đạt 17,8%, đưa Huawei trở lại vị trí á quân song vẫn thấp hơn thời kì đỉnh cao của thương hiệu này.

Vì thị trường smartphone ở Trung Quốc quá rộng lớn, việc thành công ở đây cũng mang lại cho các thương hiệu điện thoại thành công trên quy mô tổng doanh số toàn cầu. Trong quý 1 năm 2020, Huawei có doanh số 42,6% ở Trung Quốc, tăng mạnh từ con số 35,5% của cùng kì năm ngoái.

Ở Trung Quốc, quốc gia không sử dụng Android và Play Store, việc những chiếc máy như Mate 30 hay P40 không có Google bản quyền không phải một vấn đề quá lớn. Song ở các thị trường quốc tế thị khác.

Thành công ngắn hạn

(Ảnh: CNET)

Huawei đạt được những thành công ngắn hạn bằng cách tấn công mạnh vào các thị trường mới nổi để nâng thành tích chung trên toàn cầu bằng những thiết bị cũ.

Ví dụ, ở Đông Âu và Trung Âu, Huawei có thị phần 26,4% trong quý 1 năm nay, cao hơn so với năm ngoái. Tại Châu Á (không kể Trung Quốc và Ấn Độ), con số này còn cao hơn nữa. Huawei đạt được điều này bằng cách tếp tục bán các sản phẩm cũ và giá thấp (vẫn được dùng Android). Song giới phân tích nói rằng đây là cách làm không bền vững.

“Ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc, không có dịch vụ của Google là một vấn đề lớn cho tham vọng của Huawei ở mảng thiết bị cao câos”, Bryan Ma, Phó Chủ tịch mảng nghiên cứu thiết bị ở IDC, nói. “Huawei có thể tạm khắc phục vấn đề bằng cách bán các mẫu điện thoại cũ và giá thấp ở một số thị trường đang phát triển nhưng họ sẽ khó có thể tiến xa.”

Cùng thời điểm, các đối thủ cùng quê hương như OPPO và Xiaomi vẫn có thể bán điện thoại có hệ điều hành của Google. Thực tế này cũng khiến Huawei găp khó khăn ở các thị trường phát triển.

Chia sẻ

Bài viết

T. Sơn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất