Công Nghệ

Bất chấp tất cả, Huawei đã vượt Samsung thành nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Lệnh cấm từ Mỹ vẫn được xem là một đòn đánh không thể chống đỡ với giấc mơ ngôi vương mảng smartphone của Huawei.

Cách đây hai năm, Huawei lần đầu nói về mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Song kể từ tháng 5 năm ngoái, sau khi Huawei bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” hạn chế các công ty Mỹ được hợp tác kinh doanh, không nhiều người còn tin rằng Huawei có thể hiện thực hoá được mục tiêu này. Dù vậy, theo thống kê mới nhất của CounterPoint Research, Huawei đã lần đầu vượt qua Samsung để nắm ngôi vương làng di động vào tháng 4 vừa qua.

Tháng 4/2020 là thời điểm lần đầu tiên Huawei vượt qua Samsung trong cuộc đua thị phần. Ảnh: GSMArena

Neil Shah, Phó Chủ tịch Phụ trách nghiên cứu tại CounterPoint, xác nhận với GizmoChina qua email rằng Huawei đã vươn lên ngôi vị số 1 trong tháng 4 với thành tích 19% thị phần. Cùng thời điểm, ông lớn công nghệ Hàn Quốc Samsung có 17% thị phần. Thành công của Huawei được các chuyên gia nhận định đến phần lớn từ thị trường Trung Quốc. Với quy mô rộng lớn, việc một hãng smartphone thành công tại Trung Quốc cũng là đủ để họ có được chỗ đứng trong bức tranh toàn cầu.

Ở thời điểm hiện tại, không được dùng hệ điều hành Android bản quyền từ Google là bài toán đau đầu nhất mà Huawei cần tìm lời giải. Đây không phải vẫn đề lớn ở Trung Quốc bởi Google hiện cũng không hoạt động tại đây. Dù vậy, ở các thị trường phát triển, người dùng vẫn phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ và hệ sinh thái của Google. Cùng thời điểm, Huawei cũng áp dụng chiến thuật tăng thị phần bằng cách bán các thiết bị cũ, giá thấp ở các thị trường mới nổi. Trong trường hợp bạn chưa biết, các thiết bị Huawei ra mắt trước thời điểm tháng 5 năm ngoái vẫn được sử dụng hệ điều hành Android.

Lệnh cấm từ Mỹ vẫn được xem là một đòn đánh không thể chống đỡ với giấc mơ ngôi vương mảng smartphone của Huawei. Ảnh: CNET

Sau khi bị Mỹ đưa vào “danh sách đen”, Huawei trình làng hệ điều hành riêng mang tên HarmonyOS để vá vào khoảng trống. HarmonyOS có kho ứng dụng và các dịch vụ riêng. Huawei đang dần tích hợp nó vào các thiết bị phần cứng, bắt đầu bằng TV thông minh.

Nhân sự Huawei không ngần ngại khẳng định rằng HarmonyOS có khả năng “so sánh được” với hệ điều hành của Google và Apple song giới phân tích vẫn hòai nghi về khả năng thành công của nó ở các thị trường quốc tế do thiếu nhiều ứng dụng phổ biến

Hơn hết, những áp dụng mà Mỹ đè nặng lên Huawei cũng chưa dừng lại. Tháng trước, Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ cũng phải xin giấy phép trước khi bán hàng cho Huawei. Động thái này khiến Huawei không thể mua chip từ TSMC, một công ty lớn của Đài Loan.

Chính sách này, kèm theo lệnh cấm Google, thực sự khiến Huawei lao đao, giới phân tích nhận định.

“Với lệnh cấm mua chip từ TSMC, cơn ác mộng đang ập đến cho Huawei ở cả mảng linh kiện phần cứng,” Neil Shah, giám đốc nghiên cứu của CounterPoint Reserch, nhận định. Lúc này, Huawei khó bán được cả các thiết bị, ngay cả khi chúng không có Android hay dịch vụ Google.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất