Công Nghệ

Facebook sẽ không được hoạt động tại Việt Nam dưới thương hiệu Meta

Minh Ngọc
Chia sẻ

Facebook - 'Gã khổng lồ' công nghệ của Mỹ đã đi đến quyết định đổi tên công ty mẹ thành Meta.

Tại sự kiện Connect diễn ra rạng sáng 29/10, nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg đã công bố đổi tên công ty "Facebook Inc" thành "Meta" trong bối cảnh tập đoàn hứng một loạt bình luận tiêu cực từ báo chí và các cựu nhân viên cấp cao.

Facebook sẽ không được hoạt động tại Việt Nam dưới thương hiệu Meta Ảnh 1
Mark Zuckerberg quyết định đổi tên "Facebook Inc"

Theo quan điểm của Mark Zuckerberg, việc đổi tên được xem là dấu mốc quan trọng trong lộ trình phát triển của Facebook. 

Tên gọi mới Meta phản ánh rõ tham vọng của Zuckerberg là xây dựng một "vũ trụ ảo" (metaverse), xóa nhòa ranh giới với thế giới thật. Nhà sáng lập mạng xã hội lớn nhất thế giới nhấn mạnh "metaverse" là tương lai.

Tuy nhiên, tại Việt Nam đã có một công ty với tên gọi là META. Tên đầy đủ của công ty META tại Việt Nam là Công ty cổ phần Mạng trực tuyến META, đã được Sở KH&ĐT TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận ĐKKD số 0102196915 vào ngày 29/03/2007. Vì thế, công ty META cũng đang giữ bản quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu META và các tên miền tại Việt Nam như META.vn, META.com.vn.

Facebook sẽ không được hoạt động tại Việt Nam dưới thương hiệu Meta Ảnh 2
Nhiều người lo ngại Facebook sẽ không được phép hoạt động tại Việt Nam khi đổi tên

Điều đó khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu Facebook có được hoạt động tại Việt Nam dưới thương hiệu mới là Meta hay không? 

Trước những câu hỏi này, đại diện truyền thông META, bà Bùi Thị Bích Thủy lên tiếng rằng:

“Chúng tôi rất bất ngờ khi nhận được thông tin Công ty Facebook đổi tên thành Meta, trùng với thương hiệu META mà chúng tôi đang sở hữu. Điều này đặt ra những quan ngại có thể có về nhầm lẫn thương hiệu và dịch vụ giữa hai công ty.

Hiện tại, chúng tôi chưa xác định được là Facebook có đăng ký pháp lý và hoạt động tại Việt Nam bằng thương hiệu Meta hay không. Chúng tôi khẳng định META đã hoạt động gần 15 năm tại Việt Nam, uy tín trong lĩnh vực thương mại điện tử và truyền thông.

Chúng tôi có đầy đủ giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu META, giấy phép mạng xã hội và sở hữu các tên miền tại Việt Nam. Trong thời gian tới, nếu Facebook có ý định hoạt động tại Việt Nam dưới thương hiệu Meta, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ thương hiệu của mình.

Chúng tôi tin rằng, công ty lớn như Facebook sẽ rất coi trọng các vấn đề về bản quyền và pháp lý khi hoạt động tại Việt Nam, để tránh xung đột quyền và lợi ích không đáng có giữa hai công ty”.

Chia sẻ với Thanh Niên, ông Giang Văn Quyết - Giám đốc Công ty luật TNHH Tôi Yêu Luật - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, do công ty đã và đang đăng ký tên doanh nghiệp (tên thương mại) là Công ty cổ phần mạng trực tuyến META, tên của công ty không chỉ là mỗi META mà gồm đầy đủ các thành phần loại hình doanh nghiệp là “Công ty cổ phần” và phần tên riêng là “mạng trực tuyến META”.

Đối với tên thương mại này công ty đã được tự động bảo hộ mà không cần đăng ký căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký”.

Ngoài ra, do công ty đã đăng ký thành lập doanh nghiệp từ năm 2007 nên căn cứ vào Điều 41 luật Doanh nghiệp việc thành lập hay một công ty khác đổi tên có tên trùng và tên gây nhầm lẫn với công ty sẽ không được đăng ký. Vì vậy dù Facebook có đổi tên thành Meta thì cũng không được lấy tên trùng và gây nhầm lẫn với tên công ty hiện tại ở Việt Nam và cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến tên công ty hiện hành".

Facebook sẽ không được hoạt động tại Việt Nam dưới thương hiệu Meta Ảnh 3

Tuy nhiên trên thực tế, Facebook, Instagram và WhatsApp - những nền tảng có hàng tỉ người dùng mỗi tháng vẫn sẽ tiếp tục hoạt động theo tên cũ. Việc đổi tên chỉ áp dụng với công ty mẹ "Facebook Inc", điều mà một số nhà quan sát cho là tương tự như cách Google đã đổi tên thành Alphabet năm 2015.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Ngọc

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất