Công Nghệ

Đây là lý do Facebook luôn quảng cáo đúng thứ bạn muốn mua và cách để bạn ngăn chặn điều đó

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Facebook hiện đang sử dụng công cụ khai thác dữ liệu người dùng ngay cả khi họ dừng sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn chặn điều đó theo cách đơn giản dưới đây.

Theo tờ Business Insider, gần đây có không ít người dùng Twitter và Reddit đã đăng đàn bày tỏ sự nghi ngờ về Facebook khi mạng xã hội này liên tục hiển thị đúng món đồ mà những người dùng này đã mua, bất kể là mua trực tuyến hay theo cách truyền thống.

Thực tế những nghi ngờ này là chính xác bởi theo Business Insider, Facebook biết được điều này thông qua mớ dữ liệu được các nhà bán lẻ cung cấp. Theo đó, dữ liệu người dùng này sẽ được Facebook sử dụng để thiết lập các quảng cáo nhắm mục tiêu, dựa trên khả năng chi tiêu của họ.

Dữ liệu người dùng sẽ được Facebook sử dụng để thiết lập các quảng cáo nhắm mục tiêu, dựa trên khả năng chi tiêu của họ. (Ảnh: Kena Betancur/Getty Images)

Theo đại diện của Facebook, công cụ khai thác dữ liệu người dùng khi họ không sử dụng Facebook đã được mạng xã hội này thực hiện kể từ tháng 8/2019 với tên gọi “Bên kia Facebook” (off - Facebook Activity) và sẽ được mở rộng trên toàn cầu.

Dẫu vậy, đại diện của Facebook nhấn mạnh, dữ liệu về giao dịch của người dùng sẽ được mã hóa. Facebook chỉ giữ lại danh sách các nhà bán lẻ thay vì tài khoản người dùng, và không lưu trữ lịch sử giao dịch trong quá khứ.

Trong quý III/2019, Facebook đã thu về tổng cộng 17,6 tỷ USD, trong đó có 17,3 tỷ USD là đến từ quảng cáo. (Ảnh: Jeff Chiu/AP Photo)

Theo Business Insider, quảng cáo là thứ mang lại doanh thu nhiều nhất cho Facebook. Trong quý III/2019, mạng xã hội này đã thu về tổng cộng 17,6 tỷ USD, trong đó có 17,3 tỷ USD là đến từ quảng cáo.

Facebook hấp dẫn với các nhà quảng cáo nhờ đang sở hữu mớ dữ liệu thông tin nhân khẩu học khổng lồ, cho phép các nhà quảng cáo dễ dàng đưa ra các quảng cáo nhắm mục tiêu một cách chính xác.

Facebook giải thích quy trình hoạt động của công cụ quảng cáo dựa trên dữ liệu hoạt động người dùng như sau:

Quy trình bắt đầu khi người dùng mua một sản phẩm trực tuyến hoặc tại cửa hàng. Thông tin về giao dịch và người dùng có thể được các nhà bán lẻ giữ lại. (Ảnh: Hunter Martin/Getty Images)

Nếu nhà bán lẻ hợp tác với Facebook, họ sẽ gửi cho Facebook email, số điện thoại, tên, mã bưu điện, thành phố, tiểu bang, quốc gia, sinh nhật, giới tính, tuổi. (Ảnh: Getty Images)

Facebook chỉ cần vài dữ liệu từ nhà bán lẻ để tạo ra một “custom audience” (đối tượng tùy chỉnh), hay một nhóm người dùng đã mua sắm tại đây. (Ảnh: Reuters)

Dữ liệu đó sẽ được mã hóa trước khi tải lên Facebook và bị xóa đi sau khi người dùng đã được gán với nhà bán lẻ. Kỹ thuật mã hoá được Facebook sử dụng là dùng “hàm băm” (hash): Dùng hàm để mã hóa dữ liệu với dung lượng bất kì thành một loại dữ liệu có dung lượng nhất định. Với một giá trị đầu vào khác nhau, sẽ cho ra kết quả khác nhau, và dữ liệu này không thể bị truy ngược. (Ảnh: Associated Press)

Từ đây, nhà bán lẻ có thể mua quảng cáo trên Facebook để hiển thị trực tiếp đến “đối tượng tùy chỉnh”. (Ảnh: NOAH BERGER/AFP via Getty Images)

Một số nhà bán lẻ hiện đang dùng công cụ “Bên kia Facebook” này, trong đó có Macy’s và Dick’s Sporting Goods. Điều đó giúp nhãn hàng có tiếp cận được đối tượng khách hàng mới, khuyến khích khách hàng ghé qua cửa hàng và mua sắm. (Ảnh: Business Insider/Jessica Tyler)

Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể từ chối cung cấp thông tin bằng cách truy cập Cài đặt > Quảng cáo > vô hiệu hóa tùy chọn Quảng cáo dựa trên dữ liệu từ đối tác. (Ảnh: Facebook)

Ngoài ra, Facebook cũng cung cấp một công cụ để người dùng kiểm tra về các quảng cáo nhắm mục tiêu. Để sử dụng tính năng này, người dùng bấm vào mũi tên ở góc bên phải bài đăng quảng cáo và chọn: “Tại sao tôi thấy quảng cáo này?”. (Ảnh: Facebook)

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin mới nhất