Công Nghệ

COVID-19 thổi bay gà đẻ trứng vàng của các sàn TMĐT, châm ngòi cho một cuộc chiến mới

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Khi các ngành hàng giá trị cao như di động hay điện máy đi xuống, COVID-19 định hình một cuộc chơi mới cho các sàn TMĐT ở lĩnh vực hàng bách hoá.

Nếu như trong suy nghĩ của nhiều người và xu hướng thực tế tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy COVID-19 là thời điểm vàng của ngành thương mại điện tử (TMĐT), thực tế lại cho thấy điều trái ngược tại Việt Nam. Báo cáo mới của iPrice Group về “Bản đồ TMĐT Việt Nam” trong quý 1/2020 đã thể hiện rõ thực tế ấy.

COVID-19 tạo ra những “gà để trứng vàng” mới cho TMĐT Việt Nam

Tỉ lệ tăng/ giảm giá trị giao dịch của một số ngành hàng trong quý 1/2020 so với cùng kì năm ngoái. (Dữ liệu: iPrice)

Theo thống kê của iPrice, trong quý I, lượng truy cập vào các sàn TMĐT ở Việt Nam đã giảm tới khoảng 10% so với cùng kì năm ngoái, trái với xu hướng chung trên thế giới khi người dùng đổ xô lên các TMĐT mua sắm trong lúc không thể ra ngoài do các lệnh phong tỏa hoặc giãn cách xã hội.

Điều đáng nói là các ngành hàng từng được xem là “gà đẻ trứng vàng” với các sàn TMĐT do mang lại biên lợi nhuận cao đều cho thấy mức tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng chậm do với cùng kì. Đáng chú ý nhất là ngành hàng thời trang với tốc độ giảm tới 38%. Cùng lúc, ngành hàng di động và ngành hàng điện máy chỉ tăng trưởng lần lượt 4% và 5%.

Cũng có thể dễ dàng nhận thấy COVID-19 tác động rõ lên nhu cầu mua sắm của người dùng như thế nào khi ngành hàng bách hóa chứng kiến tăng trưởng lên tới 45%. Trong lúc kinh tế bị ảnh hưởng và người dùng ngày càng “thắt lưng buộc bụng”, các ngành hàng thiết yếu đã trở thành quân át chủ bài của nhiều sàn TMĐT ở trạng thái bình thường mới của xã hội.

Bàn luận về xu hướng mới, ông Ngô Hoàng Gia Khành, Phó Chủ tịch đầu tư và phát triển doanh nghiệp Tiki, nhận định tổng doanh số ngành hàng thiết yếu hàng ngày lớn không kém các mặt hàng có giá trị cao như di động hay điện máy.

“Một khách hàng mua điện thoại có giá trị cao thì phải mất từ 1 đến 2 năm sau mới có nhu cầu sắm một mặt hàng tương tự”, ông Khánh nói. Đồng thời các mặt hàng như bách hóa có mức độ lặp lại hàng ngày cao hơn rất nhiều.

Chia sẻ trên VTV, người đại diện truyền thông của iPrice nhận định ngành hàng kinh doanh tốt vào mùa dịch COVID-19 trên các sàn TMĐT là y tế và bách hoá. Các sàn TMĐT cũng đang chuyển dịch sang các ngành hàng mới nổi song tốc độ còn chậm do “chuỗi cung ứng chưa sẵn sàng” và “cần thêm thời gian để quan sát và ra quyết định”.

Cuộc đua TMĐT Việt Nam: Không có sao đổi ngôi

Trong số các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam, ngoài Shopee và Thế Giới Di Động, tất cả đều tăng trưởng âm về lưu lượng truy cập web trong quý I/2020 so với quý 4/2019. (Nguồn: iPrice)

Trong quý 1/2020, Shopee vẫn là nền tảng dẫn đầu thị trường Việt Nam trên tiêu chí lượng truy cập web mỗi tháng với 43,16 triệu lượt truy cập. Xếp sau đó là hai sàn TMĐT Việt Nam là Thế Giới Di Động và Tiki với lần lượt 28,59 triệu lượt truy cập và 23,99 triệu lượt truy cập. Trong khi đó, Lazada xếp ở vị trí số 4 với 19,76 triệu lượt truy cập. Sendo kết thúc quý 1 với vị trí số 5 cùng 17,59 triệu lượt truy cập.

Thực tế, Shopee là sàn TMĐT đứng đầu về lượng truy cập web tại Việt Nam từ quý 3/2018 và đến nay vẫn chưa có đối thủ nào soán được ngôi vị dẫn đầu.

Cũng có thể dễ dàng quan sát thấy rằng trong mùa COVID-19, các sàn TMĐT không cạnh tranh khốc liệt với nhau bằng các khuyến mại, chiết khấu hay thông qua các lễ hội mua sắm để kích cầu tiêu dùng.

Thay vào đó, một số sàn tập trung và phát triển các tính năng và nội dung livestream để duy trì tương tác và sự trung thành của người dùng, từ đó gia tăng cơ hội có thành công các đơn hàng.

Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á đang trên đà vượt mốc 100 tỉ USD vào năm nay trước khi tăng lên gấp ba vào năm 2025 và trở thành khu vực tăng trưởng thương mại trực tuyến nhanh nhất thế giới nhờ dân số trẻ, thích thú với điện thoại thông minh. Việt Nam sẽ đóng góp không nhỏ trong quá trình.

Trong một báo cáo của Google, Bain và Temasek, Việt Nam nổi lên như nền kinh tế có tốc độ số hóa mạnh mẽ nhất trong khu vực với tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế Internet chiếm hơn 5% trong tổng sản phẩm quốc nội năm 2019. Số liệu trung bình của khu vực Đông Nam Á đạt 3,7%.

Thương mại điện tử là động lực thúc đẩy chính cho Việt Nam, nơi các sàn thương mại điện tử nội địa như Sendo hay Tiki cạnh tranh gay gắt với nhiều ông lớn khu vực như Shopee hay Lazada. Thực tế ấy cho thấy cuộc chiến TMĐT ở Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn trong tương lai.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất