Công Nghệ

Cái Tết buồn của các công nhân nhà máy lắp ráp iPhone tại Trung Quốc

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Sự ảm đạm của những chiếc iPhone đang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các công nhân làm việc trong nhà máy lắp ráp chiếc điện thoại này ở Trung Quốc.

THIỂM TÂY, TRUNG QUỐC - DÒNG NGƯỜITHÔI VIỆC DÀI NHƯ MỘT SÂN BÓNG

Công nhân trở về nhà từ nhà máy lắp ráp iPhone ở Trường Thọ, Trung Quốc.

Hơn một trăm công nhân Trung Quốc từng thực hiện lắp ráp và thử nghiệm iPhone xếp hàng dài một buổi sáng bên ngoài Cổng 7 nhà máy điện tử Changshuo để nhận đồ và chuẩn bị lên đường. Họ từng hy vọng công việc ở đây đủ để giúp họ có tiền cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng, đó là chuyện trước khi người dùng Trung Quốc quay lưng lại với những chiếc iPhone nghìn đô. Công việc chậm lại. Không còn nhu cầu làm thêm giời. Và giờ thì các công nhân cũng dần bỏ cuộc.

“Thường thì mỗi tháng chúng tôi làm thêm từ 80 đến 90 giừ,” Zhang Zhi, 25 tuổi, người từng có hai năm làm việc ở công ty, chia sẻ. Bắt đầu từ cuối tháng 10 năm ngoái, giám sát đã thường xuyên cho cô về sớm, có trọn vẹn hai ngày cuối tuần và nó ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập làm thêm giới. Vào tháng 12, tổng thu nhập của Zhang Zhi đạt 370 USD, bằng một nửa những gì cô có được trước đó vào tháng cao điểm.

Zhang Zhi cho biết làm thêm giờ ở những nơi khác có thể giúp cô kiếm được khoản 600 USD một tháng. “Vẫn tốt hơn là ở lại,” cô chia sẻ.

Các nhà máy tại Trung Quốc từng là nơi sản xuất sản phẩm cho các thị trường trên thế giới. Thế nhưng hiện nay một phần công suất của nó phục vụ cho chính nhu cầu trong nước. Thị trường tiêu dùng lớn này mang đến một cơ hội ấn tượng cho các công ty như Apple, Nike, General Motors hay Volkswagen và thực tế những công ty này đã bắt đầu dùng các nhà máy tại Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu nói trên.

Dù vậy, người dùng Trung Quốc hiện nay dường như không còn mạnh tay chi tiền như trước và nhiều công nhân phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng này ngay lập tức cảm thấy sự ảnh hưởng. Cầu thị trường thấp hơn khiến họ mất việc làm hoặc thu nhập giảm sút. Trung Quốc không công bố cụ thể các dữ liệu về việc làm. Thế nhưng, nhiều dấu hiệu tiêu cực đã được thể hiện. Kì nghỉ Tết Âm lịch tại nước này sẽ không bắt đầu cho tới tận đầu tháng 2, thế nhưng một số công ty đã cho công nhân nghỉ từ tháng 12 năm ngoái.

THIỂM TÂY KHÔNG PHẢI NƠI DUY NHẤT CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ ẢM ĐẠM CỦA IPHONE

Bảo vệ bên ngoài nhà máy ở Trường Thọ. Nhà máy này thuộc sở hữu của Pegatron, một công ty Đài Loan.

Ở Trịnh Châu, nhân công tại một nhà máy sản xuất iPhone đã rơi xuống mức thấp kỉ lục 70.000. Trong một thông cáo báo chí, Foxconn từ chối đưa ra bình luận trực tiếp về con số này tuy nhiên cho biết hãng này đang liên tục đánh giá lại việc vận hành và đang lên kế hoạch sẽ tuyển dụng thêm 50.000 vị trí trên khắp Trung Quốc trong quý đầu năm 2019. Trong khi đó, người phát ngôn của Appe, Wei Gu, cũng từ chối đưa ra bình luận sâu hơn.

Thiểm Tây là một khu công nghiệp nằm ở bên ngoài Thượng Hải xa hoa. Công nhân ở đây làm ra chiếc iPhone thế nhưng họ không thể mua nổi nó. Ngay cả khi thu nhập cao nhất, những công nhân lắp ráp này cũng phải dành tới hơn một tháng lương để mua được chiếc iPgone giá thấp nhất. Dù vậy, công việc ở đây vẫn được nhiều người săn đón vì thu nhập và điều kiện làm việc tốt hơn nhiều nơi khác.

Dù vậy, thực tế đang diễn ra phức tạp hơn. Công nhân Trung Quốc không còn muốn làm việc nhiều giờ liên tục trên những dây chuyền lắp ráp nhàm chán. Tong khi đó, các công ty Trung Quốc thì tìm kiếm cơ hội tự động hoá khi chi phí cho nhân sự tăng cao.

Giám sát yêu cầu công nhân làm việc liên tục, không có nhiều thời gian nghỉ và liên kiếm cớ trừ lương của họ do những hành vi như xả rác, Hou Fu’an, một công nhân ở Trường Thọ, Trùng Khánh chia sẻ, anh nằm trong số những người thôi việc và quay trở lại gia đình.

“Bên trong nhà máy, công nhân được kiểm soát chặt chẽ,” Hou nói thêm. “Nếu một người không làm tốt, cả nhóm sẽ bị trưởng nhóm mắng. Tuy nhiên họ cũng không còn la mắngn hiều nữa khi không còn nhiều công nhân ở lại.”

Nhà máy ở Trường Thọ thuộc sở hữu của Pegatron, một nhà thầu lắp ráp Đài Loan. Giá trị cổ phiếu của hãng này đã giảm một phần tư giá trị kể từ hồi mùa hè năm ngoái khi căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang trong khi đó nhiều người hoài nghi về sức hút của những chiếc iPhone. Người phát ngôn của Pegatron, Ming-Chun Tsai, từ chối bình luận về vấn đề này.

KHÔNG CHỈ CÔNG NHÂN NHÀ MÁY LẮP RÁP IPHONE BỊ ẢNH HƯỞNG

Công nhân đợi nhận những khoản tiền công cuối cùng trước khi rời đi.

Mỗi năm, trước thời điểm Apple ra mắt những chiếc iPhone mới nhất vào tháng 9, nhà máy ở Trường Thọ sẽ chiêu mộ thêm nhiều công nhân thời vụ để đáp ứng mà cao điểm cùng mức lương thưởng thêm từ 400 USD đến 1.300 USD tuỳ nhu cầu. Công nhân ở đây chia sẻ điều kiện làm việc rất đơn giản, bạn chỉ cần từ 18 đến 45 tuổi, biết đọc bảng chữ cái Tiếng Anh và không có hình xăm nhìn thấy được.

Nhiều công nhân sau đó thường nghỉ trước kì nghỉ Tết nguyên đán khi nhận được khoản thưởng thêm. Dù vậy, năm nay, nhiều công nhân dường như nghỉ sớm hơn.

Huang Quonghuang là chủ một cửa hàng bán áo ngực “thân thiện” với máy dò kim loại trong các nhà máy của Apple chia sẻ trước đây tháng 10 là mùa bận rộn nhất của cô. Thế nhưng tình hình bán hàng của cô cũng đi xuống vài tháng trở lại đây khiến cô không còn dám nhập hàng.

“Tháng một năm ngoái, tôi kiếm được nhiều tiền hơn tiền thuê nhà,” cô chia sẻ. “Giờ thì tôi còn không đủ thuê nhà. Đây là năm tồi tệ nhất kể từ khi tôi đến đây ba năm trước.”

“Có ít công nhân làm việc trong nhà máy hơn,” Xu Aihua, chủ một nhà hàng anh mở 8 năm trước cùng mẹ gần nhà máy, chia sẻ. “Bạn thứ chứ? Chẳng có ai cả.” Điều này đồng nghĩa với những khó khăn của anh và mẹ. Chi phí thuê nhà ở mức 1.500 USD. Một năm trước, mỗi ngày nhà hàng thu về 150 USD. Đến nay, con số này giảm xuống còn một nửa.

Ở dòng công nhân thôi việc ở Cổng 7, Wang Xiaofeng đang đứng đợi nhận khoản tiền thôi việc mà anh hy vọng sẽ ở mức 150 USD. Một năm trước, giờ làm việc của anh rất ổn định. Thế nhưng, tháng 12 này, anh không còn có nhiều giờ làm thêm.

“Tôi có ba hoặc bốn ngày gì đó không có việc trong tuần,” anh chia sẻ. “Tôi sẽ kiếm được bao nhiêu tiền đây?”

Wang nói anh đã tìm được một công việc mới với nhiều giờ làm thêm hơn.

“Tôi đã quyết định và không hối hận,” người này nói thêm.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin mới nhất