Công Nghệ

Apple học được gì khi dùng robot lắp ráp iPhone: Con người vẫn tốt hơn

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Mức độ nhỏ bé của linh kiện và độ chính xác của từ những yếu tố nhỏ nhất như lớp keo dính đã khiến robot không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ lắp ráp iPhone.

Apple được cho là đang thử nghiệm quy trình lắp ráp iPhone tự động hợp tác cùng Foxconn, tuy nhiên kết quả đang cho thấy robot gặp nhiều khó khăn trong các công đoạn phức tạp.

Một cánh tay robot do Foxconn phát triển. (Ảnh: The Information)

“Tám năm trước, nhiều nhân sự cấp cao của Apple đã tham dự một cuộc gặp nở Trung Quốc nơi họ xem một đoạn video quay lại cảnh một dây chuyền sản xuất iPad tự động được robot điều hành thay vì con người,” trang The Information viết. Tại đây, Tim Cook đã được thấy nhiều phần linh kiện của iPad được chuyển trên băng chuyền và được tháo rời, xử lý hoá học, đánh bóng và lắp ráp một phần với sự hỗ trợ của một cánh tay robot gọi là Foxbot.

Bất chấp những rủi ro liên quan đến chính trị (chính phủ Trung Quốc có thể đặt dấu hỏi lớn rằng tại sao Foxconn không tiếp tục tuyển dụng), thử nghiệm dây chuyền tự động vẫn được thực hiện. Cho tới thời điểm năm 2014, ông Terry Gou, Chủ tịch Foxconn, kì vọng công ty sẽ sử dụng 1 triệu robot trong các nhà máy của mình.

Dù vậy, đội ngũ phát triển công nghệ đang gặp phải một số khó khăn. Ví dụ, những con ốc vít trong sản phẩm của Apple cầu kì đến mức robot không thể xử lý được.

Tự động hoá luôn là một trong những mục tiêu lớn của các hãng công nghệ song điều này không dễ thực hiện được. (Ảnh: Apple Insider)

“Phát triển robot có khả năng siết ốc vít là một trong những thách thức khó khăn nhất của ngành công nghiệp. Một robot cần phải lấy ốc vít ở một góc độ cụ thể và đưa nó vào lỗ sử dụng rất nhiều camera công nghiệp,” The Information nói thêm. Điều đáng nói là những chiếc ốc vít mà Apple sử dụng nhỏ đến mức robot không thể tính toán được lực cần thiết để đưa chúng vào lỗ. Ngược lại, con người có thể cảm nhận được lực bằng tay và làm điều này một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, thử nghiệm cho thấy thông số kĩ thuật của Apple cho việc gắn keo cũng thường cần độ chính xác tới từng milimet và vì thế các công nhân lành nghề sẽ làm tốt việc này hơn so với robot.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất