10 cửa hàng bánh ngọt lâu đời nhất tại Nhật Bản

Theo AllaboutJapan
Chia sẻ

Sự nổi tiếng của những chiếc bánh đã được chứng minh bởi hàng ngàn hành khách du lịch và tồn tại từ đời này đến đời khác.

10. Uemura Yoshitsugu (Kyoto): Mở cửa tại thành phố Kyoto vào năm 1657 và đã trải qua 14 đời chủ sở hữu. Đặc sản của nhà hàng là bánh “suhama”, một món bánh được chế biến bằng cách nghiền đậu nành rang sau đó nhào bột đậu nành với đường và tạo thành những hình dạng độc đáo có màu sắc bắt mắt.

9. Kameya Iori (Kyoto): Một nhà hàng tiêu biểu khác ở thành phố Kyoto. Nhà hàng được thành lập vào đầu những năm 1600, Kameya Iori chuyên về bánh ngọt khô dùng trong những buổi lễ trà Nhật Bản. 18 thế hệ của nhà hàng đã giữ gìn và duy trì được nét đẹp văn hóa ẩm thực của gia đình mình cho đến ngày nay.

8. Toraya (Tokyo): Toraya được thành lập vào khoảng những năm 1336 - 1573. Đây là nhà hàng chuyên cung cấp bánh ngọt cho Cung điện Hoàng gia từ đời của Hoàng đế Go-Yozei (người cai trị Nhật Bản từ năm 1586 đến năm 1611). Cửa hàng chính lâu đời nhất nằm ở Asakasa đã được sửa chửa và nâng cấp vào năm 2008, nhà hàng cũng có nhiều chi nhánh trải dài khắp nước Nhật Bản và một chi nhánh khác ở Paris.

7. Kawabata Doki (Kyoto): Ngoài Toraya, Kawabata Doki cũng là một nhà hàng chuyên cung cấp bánh ngọt cho hoàng gia Nhật Bản, cửa hàng có trụ sở tại Kyoto này được thành lập vào năm 1503. Người sáng lập nhà hàng là học trò của Takeno Joo, bậc thầy có ảnh hưởng nhất về trà đạo ở Nhật. Nhà hàng nổi tiếng với món bánh “chimaki”. Bánh thường được làm từ gạo nếp được gói bằng lá tre và được phục vụ trong các ngày lễ của thiếu nhi.

6. Hirado Tsutaya (Nagasaki): Được thành lập vào năm 1502 tại Nagasaki. Hirado Tsutaya là một cửa hàng bánh ngọt với lịch sử phong phú. Cửa hàng từng cung cấp bánh ngọt cho người đứng đầu chính quyền khu vực trong thời Edo (1603-1868). Cửa hàng nổi tiếng với món bánh “kasudosu”- một loại bánh bông lan trứng được phủ bằng siro và rưới bằng đường hạt do các linh mục người Bồ Đào Nha giới thiệu.

5. Shiose Sohonke (Tokyo): Shiose Sohonke được thành lập ở Nara bởi một tu sĩ người Trung Quốc người chuyên sản xuất bánh “manju” thường được gọi là bánh màn thầu, hoặc bánh đậu có vị ngọt. Mở cửa từ năm 1349, cửa hàng của ông đã được vua Ashikaga Shogunate công nhận là cửa hàng sáng tạo nên nguồn gốc bánh “manju” đầu tiên ở Nhật Bản.

4. Korenya Shingetsuan (Miyagi): Mở cửa vào năm 1327, Korenya Shingetsuan nằm ở thị trấn Matsushima thuộc tỉnh Miyagi. Nhà hàng nổi tiếng với món bánh “Matsushima Koren”, một loại bánh gạo nướng than. Cửa hàng hiện đang được điều hành bởi thế hệ thứ 23 của gia đình, sử dụng cùng một công thức truyền thống giữa các thế hệ nối tiếp.

3. Fujito Manju (Okayama): Fujito Manju được thành lập vào năm 1860. Nằm ở thành phố Kurashiki, Okayama, những chiếc bánh manju ở đây mang nhiều hình thức khác nhau, bánh được hấp và có cả những hạt đậu adzuki đến từ Hokkaido.

2. Gorobe-ame Honpo (Fukushima): Gorobe-ame Honpo nằm ở thành phố Aizuwakamatsu phía tây Fukushima. Bánh ngọt của nhà hàng có dạng thạch và được làm bằng gạo nếp. Người ta tin rằng cửa hàng mở cửa khoảng năm 1180. Hiện nay thế hệ thứ 38 đang sở hữu công thức này.

1. Ichimonjiya Wasuke (Kyoto): Được thành lập vào năm 1000, Ichimonjiya Wasuke (còn gọi là Ichiwa) là nhà hàng buôn bán bánh ngọt lâu đời nhất của Nhật Bản. Cửa hàng chuyên cung cấp bánh “aburi mochi” - một loại bánh được làm từ bột gạo và nướng trên củi. Người ta tin rằng loại bánh này có thể ngăn ngừa bệnh tật và tội lỗi.

Chia sẻ

Theo

AllaboutJapan

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất