Âm nhạc

Khi săn vé concert trở thành nghề của giới trẻ

Phương Uyên - CTV

Kiếm lợi nhuận từ việc vé concert từ lâu đã trở thành một cơ hội nghề nghiệp của một bộ phận người trẻ tại Việt Nam.

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao về sự kiện âm nhạc hoành quy tụ loạt ngôi sao đình đám như G-DRAGON, CL, DPR IAN, Tempest, tripleS… Không chỉ gây sốt bởi dàn nghệ sĩ đẳng cấp, chương trình còn thu hút hàng trăm nghìn người đăng ký săn vé khi ngân hàng thông báo vé sẽ được mua trước một ngày khi thực hiện hoạt động của BTC. Tuy nhiên, bên cạnh sự phấn khích, dư luận cũng dấy lên nhiều tranh cãi xung quanh hiện tượng “camp vé thuê” – khi người cần vé không trực tiếp đăng ký mà bỏ tiền ra thuê người khác làm hộ.

Khi săn vé concert trở thành nghề của giới trẻ Ảnh 1

Khi việc “săn vé” trở thành nghề

Ngay sau khi BTC công bố cách thức để mua được vé, hàng loạt dịch vụ “camp vé thuê” đã xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook và Telegram. Những người làm dịch vụ này thường đưa ra các gói "combo" hỗ trợ đăng ký tài khoản, làm nhiệm vụ và săn vé hộ. Mức giá thuê dao động từ vài trăm tới vài triệu đồng tùy loại vé, thời gian đặt và vị trí chỗ ngồi.

Một bài đăng trên trang mua bán vé công khai. Ảnh: chụp màn hình
Một bài đăng trên trang mua bán vé công khai. Ảnh: chụp màn hình
Ảnh: chụp màn hình
Ảnh: chụp màn hình

Thị trường ngầm nở rộ, rủi ro lừa đảo tăng cao

Không dừng lại ở dịch vụ hợp tác, nhiều kẻ lợi dụng tâm lý “cần vé bằng mọi giá” của khán giả để lừa đảo. Trên mạng xã hội, đã có không ít trường hợp mất tiền mà không nhận được vé hoặc bị chặn liên lạc sau khi chuyển khoản. Một số người thậm chí còn bị giả mạo danh nghĩa "đối tác ngân hàng V", "nhân viên của ngân hàng V" để tăng độ tin cậy khi nhận tiền đặt cọc.

Ảnh: chụp màn hình
Ảnh: chụp màn hình

Sự phát triển nhanh chóng của “thị trường vé ngầm” này không chỉ gây méo mó tính minh bạch của sự kiện mà còn khiến khán giả mất lòng tin vào hình thức phát vé qua app và dịch vụ số. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do sự chênh lệch giữa cung và cầu: lượng vé giới hạn nhưng nhu cầu quá lớn. Bên cạnh đó, hình thức phát vé qua hệ thống số dù tiện lợi nhưng cũng dễ bị lợi dụng bởi các bên chuyên săn vé bằng nhiều tài khoản, thiết bị hoặc thậm chí là bot tự động.

Cuộc chơi công bằng cho ai?

Dưới góc nhìn xã hội, việc thuê người "camp vé" cũng giống như thuê người làm hộ công việc khác – nếu không trái pháp luật thì khó có thể cấm. Tuy nhiên, khi hiện tượng này phát triển tràn lan và ảnh hưởng đến trải nghiệm của phần đông công chúng, nó đặt ra câu hỏi lớn về sự công bằng trong cách thức tổ chức và phát hành vé sự kiện.

Hiện tượng “camp vé thuê” tại các sự kiện không chỉ là một trào lưu nhất thời mà phản ánh rõ ràng cách hành vi tiêu dùng của người trẻ thay đổi trong kỷ nguyên số. Khi sự kiện càng lớn, nhu cầu càng cao, thì chênh lệch giữa “người nhanh tay” và “người có tiền” sẽ càng rõ rệt nếu không có cơ chế kiểm soát hợp lý.

Khi săn vé concert trở thành nghề của giới trẻ Ảnh 5

Muốn giữ uy tín, tạo công bằng và ngăn thị trường vé ngầm phát triển, các đơn vị tổ chức cần học cách thiết kế quy trình phát hành vé minh bạch hơn, chống lạm dụng hệ thống và bảo vệ quyền lợi khán giả thực sự.

Chia sẻ FacebookChia sẻ

Bài viết

Phương Uyên - CTV

TIN MỚI