Vòng quanh Thế giới

Được hoàng thượng chọn thị tẩm nhưng lại trúng ngày 'dâu rụng', các phi tử đã ra 'ám hiệu' thế nào?

Quỳnh Trang
Chia sẻ

Các phi tần thời xưa đã có nhiều cách khác nhau để ra "ám hiệu" cho hoàng thượng biết hôm nay nàng không tiện thị tẩm.

Đối với những phi tử trong cung thời cổ đại Trung Hoa mà nói, những ngày "dâu rớt" của phụ nữ đều vô cùng nghi kị. Thời ấy không có băng vệ sinh hay cốc nguyệt san như bây giờ nên người xưa thường hay xấu hổ về vấn đề này. Thậm chí, đàn ông nếu nhìn thấy máu đến kỳ của phụ nữ sẽ cho rằng mình gặp vận xui, gây mất hứng "cuộc vui".  

Đặc biệt các phi tần thường được hoàng đế "sủng" hàng đêm, họ lại càng không tiện nói. Tuy nhiên, thời xưa cũng có những "chiêu" nhằm ám hiệu để hoàng thượng biết là mình đang đến kì không tiện thị tẩm.  

Chẳng hạn như vào thời nhà Hán, nếu phi tần trong hậu cung đang trong kỳ "rụng dâu" họ sẽ đeo trên ngón tay một chiếc nhẫn vàng. Khi hoàng đế nhìn thấy sẽ tự hiểu và không yêu cầu phi tử này thị tẩm.  

Được hoàng thượng chọn thị tẩm nhưng lại trúng ngày 'dâu rụng', các phi tử đã ra 'ám hiệu' thế nào? Ảnh 1
Ảnh minh họa

Thời nhà Đường, các phi tử chọn cách viết một bức thiếp, bí mật giao cho hoàng đế để báo rằng thời gian này không tiện thị tẩm. Đây cũng là một ý tưởng thú vị được đánh giá là tế nhị và khéo léo.  

Sang đến triều Ngũ đại Thập quốc, nhiều nơi có những phương pháp khác nhau để ra "ám hiệu". Một số phi tần chọn cách treo một chiếc đèn lồng màu đỏ ở lối vào của cung điện của mình. Hoặc có phi tử buộc sợi dây màu đỏ ở cổ tay để ngầm ra tín hiệu với hoàng đế.  

Đây đều là những phương pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả. Sự tinh tế trong cách ra hiệu này khiến hai bên không bị khó xử.  

Được hoàng thượng chọn thị tẩm nhưng lại trúng ngày 'dâu rụng', các phi tử đã ra 'ám hiệu' thế nào? Ảnh 2
Ảnh minh họa. 

Thời nhà Thanh, do phi tử đông, nên hoàng đế cũng chẳng thể kiểm soát được ngày "bà dì ghé thăm" của các nàng. Vì vậy Kính Sự Phòng sẽ cử người chuyên đi ghi lại thời gian kinh nguyệt hàng hàng của phi tử. Nhờ đó, Kính Sự Phòng có thể nắm được lịch cụ thể của phi tần mà chuẩn bị thẻ bài để hoàng thượng chọn, tránh bị chọn trúng. 

Ngoài ra, họ cũng có thể ghi lại được ngay hoàng đế từng lâm hạnh vị phi tần nào, dễ bề tính toán đối chiếu liệu thời gian phi tần sinh hoàng tử có đúng với thời gian thị tẩm không.  

Xem thêm: Sau khi Hoàng đế thị tẩm, thái giám sẽ xoa bóp bụng của phi tần để làm gì?

Chia sẻ

Bài viết

Quỳnh Trang

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất