Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Thời trang

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu

Chỉ hai năm sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, nhà thiết kế lừng danh Christian Dior đã trình làng một bộ sưu tập làm thay đổi thế giới thời trang mãi mãi.

Vào tháng 2 năm 1947, Christian Dior giới thiệu bộ sưu tập lớn đầu tiên sau chiến tranh với tên gọi "Carolle Line", nhưng sau đó các nhà báo Mỹ đã ca ngợi nó là “New Look” (diện mạo mới) và cái tên này trở nên phổ biến đến tận bây giờ.

"Anh đã tạo ra một cuộc cách mạng, Christian thân mến! Những chiếc váy của anh mang đến một diện mạo hoàn toàn mới”, Carmel Snow, cựu tổng biên tập của Harper's Bazaar Mỹ, nhận xét.

Sự ra đời của New Look làm thay đổi bộ mặt thời trang

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 1

Sau chiến tranh, mọi người vẫn giữ thói quen mặc quần áo thực dụng và khắc khổ. Trong những năm 1920 và 30, những bộ cánh thoải mái trở nên phổ biến trên thị trường, chúng giúp giải phóng phụ nữ khỏi váy áo lùng bùng và áo nịt ngực khó chịu. Tuy nhiên, Dior từ chối xu hướng này. Ông muốn tạo ra hình ảnh người phụ nữ quyến rũ, nữ tính một cách triệt để. Đó là lý do tại sao ông cho ra đời mẫu váy có phần vai ngang, eo thắt nhỏ và chân váy chữ A xòe rộng. Trang phục của ông sẽ giúp người mặc tôn lên ba vòng đồng hồ cát một cách rõ ràng.

Dior nhanh chóng trở thành ngôi sao mới của làng thời trang cao cấp Paris và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của phụ nữ đương đại. New Look - diện mạo huyền thoại đã cùng Dior ghi tên vào dòng chảy lịch sử thời trang. Thiết kế của ông mang đến sức hấp dẫn hoài cổ mạnh mẽ, khiến con người ta ngay lập tức liên tưởng tới bối cảnh xã hội thời hậu chiến.

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 2

Trong thế kỷ mà cuộc sống, xã hội, con người đang phát triển nhanh chóng, Dior vẫn kiên trì với các giá trị xưa cũ. Ông “bán” cho khách hàng những giấc mơ hào nhoáng, về những tháng ngày mà phụ nữ đầu tư nhiều thời gian, tâm sức để trau chuốt, tạo nên vẻ xa hoa, quyến rũ tột bậc. New Look chính là sự kiện mở ra cánh cửa để phụ nữ ở nhiều thế hệ và tầng lớp xã hội có cơ hội tái khám phá về sự thịnh vượng, xa xỉ.

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 3

Tuy nhiên, New Look lại vấp phải sự phản đối của các nhà nữ quyền. Họ cho rằng Dior đã tước đi sự độc lập của phụ nữ trong thời đại mới bằng cách ép họ tiếp tục mặc áo nịt ngực và váy dài. Một trong các biểu ngữ biểu tình của Câu lạc bộ Little-Under-the-Knee đã ghi rõ: "Chúng tôi ghê tởm những chiếc váy dài quét đất. Các chị em phụ nữ, hãy cùng chúng tôi tham gia cuộc chiến giành tự do cho thời trang nữ”.

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 4

Các nhà thiết kế thời trang người Mỹ, những người ưa chuộng kiểu dáng quần áo tiện lợi, những cơ sở kinh doanh “phất” lên nhờ sản xuất các bộ cánh đơn giản trong chiến tranh, đồng loạt thể hiện phản ứng kinh hoàng với thiết kế của Dior. Coco Chanel, ngôi sao của thời trang trước chiến tranh, thậm chí còn lên tiếng mỉa mai: "Dior không mặc đồ cho phụ nữ, anh ta bọc họ lại!".

New Look là thời đại của pháo hoa thay thế cho bom đạn

"Phong cách mới mà tôi mang đến chỉ đơn thuần là mong ước của tôi cho thời trang trong thời đại mới. Tôi thể hiện chúng một cách chân thực và tự nhiên. Chỉ là sở thích cá nhân của tôi lại trùng khớp với nhịp thở chung của thời đại. Đúng thời điểm này thì gu thẩm mỹ trong thời trang thay đổi. Như thể châu Âu đã chán thả bom nên phải nổ vài lượt pháo hoa”, Dior nói. 

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 5

Các nhà xã hội học và sử học đã phân tích đặc điểm cuộc sống những năm đầu sau Thế chiến II tán thành với suy nghĩ của Dior. Những chiếc váy dài và váy lót làm bằng vải thô là dấu hiệu cho thấy chính phủ đã dễ tính hơn với các chất liệu dùng để may đồ nữ. Sự trở lại của áo nịt ngực (corset) cũng thể hiện thời đại làm việc ngày đêm của phụ nữ ở văn phòng, bệnh viện, nhà máy sản xuất vũ khí đã đến lúc kết thúc, họ thật sự được trở về nhà.

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 6

Vào những năm 30, phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu về cơ bản sẽ mặc trang phục giống nhau do cuộc Đại suy thoái. Nhưng sau Thế chiến II, những bộ trang phục xa hoa, độc quyền của Dior đã tạo ra sự phân tầng xã hội rõ rệt.

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 7

Sự ra đi đúng lúc của Christian Dior vào năm 1957 đã báo trước một kỷ nguyên mới - một kỷ nguyên bị ám ảnh bởi sự nổi loạn của giới trẻ thay vì sự thống trị của giới đại tư sản. Vào đầu những năm 60, New Look gần như biến mất khỏi bộ sưu tập của thương hiệu và những dấu ấn lịch sử nguyên bản của Dior. Đến những năm 90s, New Look một lần nữa hồi sinh nhưng nó không còn là lựa chọn đứng trên đỉnh con sóng mà cùng song hành phát triển với xu hướng mới của các nhà thiết kế thời trang trẻ. Thế hệ trẻ tràn đầy nhiệt huyết và sáng tạo quyết tâm vượt qua khuôn mẫu cũ trong lịch sử để tạo ra những trang phục phù hợp với thời đại của họ.

New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 8
New Look của Dior - Dấu ấn thời trang hậu chiến làm thay đổi làng mốt toàn cầu Ảnh 9

Ngày nay, New Look lại một lần nữa ngự trị trên các sàn diễn thời trang danh giá. Thom Browne, Miuccia Prada, J. W. Anderson chỉ là một vài trong số rất nhiều cái tên đã lấy cảm hứng thiết kế từ dấu ấn đặc trưng của Dior vào đầu thế kỷ 21.

Xem thêm: Hiền Hồ song ca cùng Trịnh Thăng Bình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Minh Minh

Được quan tâm

Tin mới nhất