Gương mặt thương hiệu

Nghệ nhân trồng lan Đinh Ngọc Chung chia sẻ về bí quyết chăm sóc lan giống

T.H
Chia sẻ

Là nghệ nhân thành công trong lĩnh vực trồng và chăm sóc lan, anh Đinh Ngọc Chung đã có rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc lan qua quá trình nhiều năm làm nghề, trong đó, kỹ năng cơ bản nhất là chăm sóc lan giống.

Nghệ nhân Đinh Ngọc Chung bắt đầu công việc chăm sóc lan từ năm 2018. Với gần 5 năm trải nghiệm, anh Chung đã tích luỹ cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. 

Khi được hỏi về các kỹ năng chăm sóc lan cơ bản cho người mới bắt đầu, anh Chung cho rằng việc trang bị cho mình kiến thức chăm sóc lan mầm là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Nghệ nhân trồng lan Đinh Ngọc Chung chia sẻ về bí quyết chăm sóc lan giống Ảnh 1
Chân dung nghệ nhân trồng lan Đinh Ngọc Chung. 

Lan mầm thực chất là những mầm lan nhỏ được tách chiết để trở thành giống cây non. Trong đó, các nầm lan đột biến có giá trị rất cao, vì vậy nếu không biết cách chăm sóc hiệu quả sẽ vô tình khiến giống lan bị hỏng và gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế. 

Chia sẻ về bí quyết chăm sóc lan giống, anh Chung cho rằng quá trình chăm sóc thực chất rất đơn giản nhưng cần có sự tỉ mỉ và nghiêm túc của người chăm sóc. 

Nghệ nhân trồng lan Đinh Ngọc Chung chia sẻ về bí quyết chăm sóc lan giống Ảnh 2
Chăm sóc mầm lan đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ của người chăm sóc.

Trước tiên, khi mua lan việc xử giống về thì bạn cần chú ý đến lý giống. Bước này yêu cầu người chăm sóc cần loại bỏ các loại rễ cây bị hỏng và héo. Đồng thời, bạn cũng cần loại bỏ những lá non có dấu hiệu thối hoặc lá bị khô. Đó chính là những yếu tố có khả năng phát sinh các loại vi khuẩn và sâu bệnh gây hại cho giống lan. 

Tiếp theo, anh Chung cho rằng để cẩn thận hơn thì bạn nên sử dụng dung dịch khử khuẩn để loại bỏ các loại vi khuẩn còn sót trên cây con. Sau đó rửa sạch bằng nước và đặt cây tại nơi thoáng mát. 

Trong quá trình chăm sóc cây con, bạn cần chú ý tới nhu cầu tưới nước của cây giống. Tuỳ từng giống lan mà nhu cầu tưới nước sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì bạn nên duy trì việc tưới nước cho cây khoảng 1-2 lần trên một ngày. Đặc biệt, hãy tưới cho lan bằng bình phun sương, tưới vào gốc và thân cây. Tuyệt đối nên tránh tưới vào lá non vì có thể khiến nước không thoát được, tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện. 

Cuối cùng, việc bón phân sẽ giúp cây non có thêm nguồn dinh dưỡng để phát triển tốt nhất. Do đó, hãy lựa chọn loại phân bón phù hợp với giống lan của mình và tiến hành bón phân khoảng một tháng một lần. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại vitamin giúp rễ cây phát triển nhanh chóng như Vitamin B12. 

Nghệ nhân trồng lan Đinh Ngọc Chung chia sẻ về bí quyết chăm sóc lan giống Ảnh 3
Hoa lan nở chính là động lực lớn để anh Chung kiên trì với nghề.

Đồng thời, anh Chung cũng chia sẻ rằng việc trừ sâu bệnh và diệt khuẩn định kỳ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của mầm lan giống. Do đó, người chăm sóc lan nên duy trì việc diệt khuẩn, loại bỏ các loại sâu bệnh để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây.

Hoa lan cũng là giống cây ưa râm, do đó hãy chú ý việc che chắn cho giống cây non ở những nơi không bị ảnh hưởng quá nhiều của anh sáng cũng như có điều kiện nhiệt độ ổn định. Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của lan giống nói riêng và các loại cây hoa phong lan nói chung. 

Hy vọng, với những chia sẻ kể trên của nghệ nhân Đinh Ngọc Chung, bạn đã phần nào hiểu được những yếu tố cơ bản để chăm sóc tốt cho một cây lan giống, đặc biệt là với những bạn trẻ đang bắt đầu tìm hiểu về thú vui trồng lan.

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất