Học đường

Từ lời đùa của hàng xóm 'em cháu có 'quả ớt' nên bố mẹ thương hơn, cháu ra rìa rồi' đến bi kịch ám ảnh

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Chẳng ngờ chính lời nói đó đã khiến cả một gia đình rơi vào bi kịch: Hai người chết và một người bị thương...

Hậu quả khôn lường từ lời nói đùa tưởng chừng vô hại của hàng xóm

Thời gian trước ở thành phố Ôn Châu, Trung Quốc xảy ra một vụ việc kinh hoàng. Gia đình nọ mới đón thêm thành viên mới, là một bé trai. Người thân và hàng xóm láng giềng đều đến chúc tụng gia đình này. Và như thông lệ, bé gái lớn trong nhà bị mọi người xúm vào trêu chọc.

Một người hàng xóm nói: "Em cháu có "quả ớt" nên bố mẹ thương hơn, cháu ra rìa rồi". Chẳng ngờ chính lời nói đó đã khiến cả một gia đình rơi vào bi kịch. Vì sợ mình không còn được bố mẹ yêu thương nữa nên bé gái đã lấy kéo cắt "quả ớt" của em mình. Bà mẹ vì không giữ nổi bình tĩnh nên đã lỡ tay đánh chết con, sau đó uống thuốc độc để tự tử. 

Hai người chết và một người bị thương - Tất cả đều do lời trêu chọc tưởng vô tình mà ác ý của người lớn! 

Từ lời đùa của hàng xóm 'em cháu có 'quả ớt' nên bố mẹ thương hơn, cháu ra rìa rồi' đến bi kịch ám ảnh Ảnh 1
Chị gái chỉ vì câu trêu đùa của hàng xóm "cháu ra rìa rồi" mà gây ra thảm họa cho cả gia đình. Ảnh minh họa

Theo Sohu,vào năm 2015, gia đình chị Điền ở Vũ Hán (Trung Quốc) hân hoan đón một bé trai xinh xắn, những người trong gia đình khá bận rộn với việc chăm sóc thành viên mới này. Cô con gái lớn trong gia đình vì thế mà kém được quan tâm hơn trước.

Một hôm, cô bé đang trên đường đi học về thì gặp bác hàng xóm và được bác đưa về nhà. Trên đường về, trong lúc hai bác cháu nói chuyện với nhau, người phụ nữ đã nói đùa rằng: “Mẹ cháu có con trai rồi, giờ không cần cháu nữa!”. Câu nói này đã khiến bé gái cảm thấy tủi thân, bật khóc thành tiếng. Không những vậy, lời nói đùa tưởng chừng vô hại này còn châm ngòi cho một đại họa khôn lường.

Vài ngày sau đó, nhân lúc chị Điền vào nhà vệ sinh, cô con gái lớn đã bế em ra ban công, thả xuống đất. Khi thấy âm thanh lạ, người mẹ vội vã chạy ra thì đại họa đã ập xuống gia đình. Vì quá sợ hãi, cô con gái lớn đã khóc, vừa khóc vừa kể rõ nguyên cớ của sự việc khủng khiếp này: “Mẹ có em rồi, mẹ không yêu con nữa. Vì thế con mới ôm em ném xuống đất…”.

Từ lời đùa của hàng xóm 'em cháu có 'quả ớt' nên bố mẹ thương hơn, cháu ra rìa rồi' đến bi kịch ám ảnh Ảnh 2
 Lời nói đùa tưởng chừng vô hại của hàng xóm lại gây ra những hậu quả khôn lường. Ảnh minh họa

Không chỉ ở Trung Quốc, câu chuyện tương tự trên cũng từng xuất hiện ở Việt Nam. Điển hình là câu chuyện của gia đình chị N., trú tại tỉnh Tuyên Quang. 

Vợ chồng chị N. sinh được 6 người con, 5 đứa đầu là gái, đứa con út là trai. Từ ngày có em trai, cô bé T. (6 tuổi) cảm thấy mình không còn được bố mẹ quan tâm yêu chiều như trước nữa.

Đáng nói, thỉnh thoảng hàng xóm thấy bé T. đang chơi lại nói đùa theo kiểu cho vui như: “Thôi chết rồi, mày bị ra rìa rồi”, “Chiều nay thấy mẹ mày đi mua kẹo, mày đã được ăn chưa?”, “Ôi thôi rồi, mẹ mày chỉ mua cho em mày thôi, mày không có phần rồi”…

Thấy bố mẹ yêu chiều em hơn mình, cộng thêm những lời nói đùa của hàng xóm đã khiến bé T. vốn đã ghen tị với em càng trở nên ghen ghét dữ dội. 

Một hôm nhân khi bố mẹ đi làm đồng, T. ở nhà một mình trông em, cô bé đã lấy con dao giết chết em trai mình. Khi đi làm đồng về, vợ chồng chị N. không thấy con trai đâu liền hỏi T. thì T. thản nhiên trả lời: “Con không biết”. Gia đình chị N. tá hỏa đi tìm thằng bé thì cuối cùng phát hiện xác con mình ở trong đống rơm sau nhà. Con dao gây án cũng được tìm thấy ở gần đấy. Khi cơ quan công an vào cuộc, tiến hành điều tra lấy vân tay thì mới phát hiện ra dấu vân tay trên cán dao là của bé T., chị gái của nạn nhân. 

"Trong khi người lớn nói đùa, thì trẻ em vẫn đang nghĩ đó là thật..."

 

Theo báo Gia đình & Xã hội, TS Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam câu chuyện của gia đình chị N. ở Tuyên Quang và đứa bé 2 tháng tuổi vừa bị chết thảm ở Vũ Hán, về bản chất là giống nhau. Cả hai đứa bé là nạn nhân cũng đều bị chết vì sự đố kỵ của anh, chị lớn tuổi trên mình. Mà sự đố kỵ đó lại được nuôi dưỡng và phát triển bởi sự thiếu tâm lý của bố mẹ và những lời nói đùa tai hại của hàng xóm.

 TS Nguyễn Thị Kim Quý phân tích: “Khi bố mẹ sinh em bé, những anh, chị lớn tuổi hơn thường ghen với em. Nếu bố mẹ và người lớn không hiểu tâm lý này, không tỏ ra yêu thương đứa lớn hết mực để lấp đầy “nỗi lo bị ra rìa” đó thì tính ghen của đứa lớn càng có điều kiện để phát triển. Những lời nói thiếu tâm lý của bố mẹ như: “Làm anh, làm chị thì phải nhường nhịn em”, “Mày mà làm em ngã là chết với tao”, “Con đi chỗ khác chơi đi để cho em ngủ”… Hoặc những hành động như: Quát mắng, đánh đòn vì làm em khóc; ôm hôn, bế bồng, hít hà và nói nựng “Yêu em bé nhất quả đất”, “Yêu em nhất trên đời” trong khi bỏ mặc anh (hoặc chị) của bé đang lặng lẽ dõi nhìn một cách ghen tức… Trong khi đứa trẻ đang ghen với em như vậy, lại nghe các cô, các bác hàng xóm nói: “Mày bị ra rìa rồi” thì không khác gì đổ dầu thêm lửa. Nó cũng chính là tác nhân châm ngòi nổ cho những hành động sát hại em của đứa trẻ”.

Từ lời đùa của hàng xóm 'em cháu có 'quả ớt' nên bố mẹ thương hơn, cháu ra rìa rồi' đến bi kịch ám ảnh Ảnh 3
"Trong khi người lớn nói đùa, thì trẻ em vẫn đang nghĩ đó là thật..." Ảnh minh họa

Chia sẻ với Thanh Niên, nhà văn Lê Thanh Ngân (29 tuổi, ở Hà Nội) cho hay, trong khi trẻ em không biết đùa, người lớn nói đùa, thì trẻ em vẫn đang nghĩ đó là thật.

Chị Ngân chỉ ra những câu trêu đùa của người lớn thường nhằm 2 mục đích, thứ nhất là xem phản ứng, cảm xúc của bé, theo cách mà họ hay biện minh là “Thử xem nó có khôn không?”. Thứ hai là vừa đùa, vừa dọa nhằm làm cho bé sợ hãi mà phải ngoan ngoãn làm theo ý của người lớn, dọa để bé chịu ăn cơm, dọa để bé chịu đi ngủ, dọa để bé không gây ồn… Nhiều người lớn cho rằng những câu trêu đùa này cho vui, vô hại, thực ra vô cùng tai hại.

Cũng theo chị Ngân, có những sự tổn thương tâm lý đi theo đứa trẻ cả đời, sau những câu trêu đùa. “Một điều mà mọi cha mẹ cần nhớ, đó là luôn luôn tôn trọng trẻ, nói chuyện với trẻ bằng thái độ yêu thương chân thành, cởi mở, thẳng thắn, nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giúp trẻ tiếp nhận thông tin, phân biệt đúng - sai, thật - giả… trẻ sẽ ngày càng tin tưởng bố mẹ hơn. Niềm tin và sự ngưỡng mộ sẽ khiến trẻ trở nên ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ mà không hề phải dọa nạt hay thúc ép nặng lời”.


 

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin mới nhất