Học đường

Ngành nghề lương cao, vừa ra trường đã có việc làm nhưng vẫn ế’ sinh viên?

Cẩm Tú (Tổng hợp)
Chia sẻ

Khảo cổ học giúp vén màn bí ẩn nhiều nét văn hoá độc đáo. Do nhu cầu nhân lực cao nên gần như tất cả các sinh viên đều có việc làm ổn định.

Kỳ thi Đại học được đánh giá là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người tại đất nước tỷ dân Trung Quốc. Bởi dù là giàu hay nghèo, tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn con em của mình có được điểm số cao, qua đó giành được tấm vé để tiếp tục theo học tại các ngôi trường đại học danh tiếng, mang lại sự vẻ vang cho cả gia tộc.

Ấy thế nên trước ngày diễn ra kỳ thi, các học sinh tại đất nước này thường bước vào giai đoạn nước rút, giai đoạn quyết định thành bại của cả một quá trình. Có những ngành hot, thí sinh phải cạnh tranh với cả trăm người để giành được 1 suất nhập học, đến khi ra trường lại tiếp tục thất nghiệp vì cử nhân ngành đó quá đông. Tuy nhiên, cũng có 1 ngành dù được trải thảm mời vô làm, lương ổn định, nhưng mấy năm cũng chỉ tuyển được một sinh viên. Đó chính là ngành khảo cổ học.

Khảo cổ học là ngành nghề gì?

Ngành khảo cổ học là ngành học nền tảng và cần thiết cho bất kì ai làm việc trong lĩnh vực lịch sử và văn hoá. Khảo cổ học giúp vén màn bí ẩn nhiều nét văn hoá độc đáo của dân tộc… Và đặc biệt, do nhu cầu nhân lực của ngành nghề này hiện rất cao nên gần như tất cả các sinh viên khi ra trường đều có việc làm ổn định và đúng nghề.

Khảo cổ học là ngành học nhiều tiềm năng phát triển, bởi nhu cầu tìm hiểu về đời sống quá khứ nhằm rút ra những hiểu biết và giá trị văn hoá cho đời nay là nhu cầu muôn thủa. Trên thực tế, nhiều nước rất thành công trong việc ứng dụng khoa học khảo cổ để phục dựng các giá trị nguồn cội và đặc sắc của văn hoá, dân tộc, từ đó có thể khai thác các lợi ích về kinh tế, du lịch và xã hội.

Bên cạnh đó, ngành khảo cổ học là ngành học rất nền tảng, đem lại nhiều kiến thức, hiểu biết cho nhiều ngành khoa học khác. Với những đóng góp quan trọng của nó, Khảo cổ học đã phát triển thành nhiều chuyên ngành hẹp như: Khảo cổ học đô thị, Khảo cổ học nông nghiệp, Khảo cổ học môi trường, Khảo cổ học biển…

Ngành học khan hiếm sinh viên

Dù ít người theo học nhưng ngành khảo cổ vẫn tồn tại ở Trung Quốc và nhiều nước khác do nhu cầu của xã hội. Được biết, Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa là một trong số những trường hiếm hoi hiện vẫn đang đào tạo, giảng dạy ngành nghề này. Do tính chất đặc thù nên ngành học này không cần tuyển nhiều sinh viên. Quan trọng là có thể đào tạo ra một người có đam mê, muốn cống hiến cho nền khảo cổ học nước nhà.

Triển vọng nghề khảo cổ học ở Việt Nam: Gần 100% sinh viên ra trường làm đúng nghề, lương ổn định

Nếu băn khoăn về cơ hội nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Khảo cổ học ở Việt Nam hiện nay, đồng chí Chủ nhiệm Bộ môn khẳng định “Gần như 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm đúng chuyên môn, thậm chí khi các em chưa tốt nghiệp, nhiều cơ quan, tổ chức đã đến đặt vấn đề tuyển dụng. Đó là vì nhu cầu nhân lực ngành này ở nước ra hiện rất lớn, trong khi số lượng đào tạo hàng năm rất hạn chế.”.

Những cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng sinh viên chuyên ngành này là Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Việt Nam), Bảo tàng Quốc gia (trước đây là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), các cơ quan quản lý khảo cổ khác là các bảo tàng và ban quản lý di tích địa phương. Ngoài ra, nhiều cơ quan, công ty làm về du lịch cũng rất cần tuyển sinh viên ngành Khảo cổ học. Đặc biệt, từ năm 2001, khi Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hoá với những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn nhân lực làm trong ngành Khảo cổ học. Điều này càng mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho sinh viên chuyên ngành này.PGS.

PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung cũng đánh giá rất cao những sinh viên lựa chọn ngành Khảo cổ: “Trong bối cảnh nhiều sinh viên còn khá thụ động và lúng túng trong lựa chọn ngành học thì các sinh viên ngành Khảo cổ học thường có ý thức rất rõ về nghề nghiệp mình muốn theo đuổi. Ngay từ năm thứ nhất khi mới bước vào Khoa, các em đã được đi thực địa, kiến tập khảo cổ, hiểu rõ những khó khăn, vất vả của nghề nhưng vẫn quyết tâm theo nghề này. Đó thực sự là những bạn trẻ có niềm say mê lớn đối với văn hoá dân tộc và ham thích việc khám phá những bí ẩn của lịch sử, của quá khứ”.

Chia sẻ

Bài viết

Cẩm Tú (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất