Học đường

Bộ Giáo dục quyết định bỏ cộng điểm nghề tuyển sinh vào lớp 10

Hà Anh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Bộ GD-ĐT cho biết từ năm 2019, việc cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 10 với học sinh (HS) có chứng chỉ nghề THCS chính thức được bãi bỏ.

Tháng 3.2018, Bộ GD-ĐT chính thức ban hành Thông tư 05 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18.4.2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Cụ thể, thông tư mới đã bỏ đi khoản 3 điều 7 của Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh THCS và THPT: “Sở GD-ĐT quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích”. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ GD-ĐT không giao cho các sở GD-ĐT quy định đối tượng và mức cộng điểm khuyến khích nữa. Do đó, trong kỳ thi vào lớp 10, thí sinh sẽ không được cộng điểm khuyến khích bao gồm cả điểm thi nghề phổ thông ở cấp THCS hay cuộc thi HS giỏi lớp 9 các môn văn hóa do các sở GD-ĐT tổ chức.

Một tiết học nghề của học sinh

Thực tế cũng cho thấy, trước đây, các trường có tổ chức học và thi nghề nhưng hầu hết mục đích học nghề của học sinh chủ yếu là để lấy điểm cộng vào Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Do đó, học sinh chủ yếu học để đối phó. Việc được cộng nhiều điểm gây ra sự chênh lệch và thiếu công bằng cho các em học sinh. Những em có tư duy tốt, chăm chỉ ôn luyện lại không bằng những em được hưởng nhiều chế độ ưu tiên. Ở nhiều trường, trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10, thí sinh có điểm cao nhất không phải là thí sinh có tổng điểm 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ cao nhất mà là thí sinh có điểm cộng cao nhất.

Ngoài ra, về vấn đề tuyển thẳng, năm học 2019 - 2020 vẫn giữ nguyên chế độ tuyển thẳng THPT cho các HS thuộc đối tượng như sau: HS trường phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường phổ thông dân tộc nội trú, HS là người dân tộc rất ít người, HS khuyết tật.

Đối tượng này cũng bao gồm cả HS đoạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS THCS và THPT; các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức như: kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS THCS và THPT; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức 4 năm/lần); cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc thi “Viết thư quốc tế UPU” do Bộ Thông tin - Truyền thông chủ trì.

Chia sẻ

Bài viết

Hà Anh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất