Sắc màu Cuộc Sống

Vụ 313 người ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ Phượng: Xử lý cơ sở vi phạm ra sao?

Thiên An
Chia sẻ

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kết luận, tổng số trường hợp bị ngộ độc là 313 người. Thức ăn gây ngộ độc là thịt heo xíu, rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo (những thành phần trong ổ bánh mì này có vi khuẩn Salmonella).

Liên quan đến vụ hàng trăm người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ Phượng, chiều tối 22/9, Viện Pasteur Nha Trang có văn bản thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu liên quan vụ ngộ độc thực phẩm tại Hội An, Quảng Nam.  

Theo đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kết luận: Vụ ngộ độc thực phẩm xảy lúc 11h ngày 11/9, tại hộ kinh doanh bánh mì Phượng (số 2 Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An). Tổng số trường hợp bị ngộ độc là 313, trong đó có 103 người nước ngoài. Số ca nhập viện là 273 người.

Thức ăn gây ngộ độc là thịt heo xíu, rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo (những thành phần trong ổ bánh mì này có vi khuẩn Salmonella).

Vụ 313 người ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ Phượng: Xử lý cơ sở vi phạm ra sao? Ảnh 1

Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu trên thế giới, có thể tìm thấy vi khuẩn này trong nhiều loại thực phẩm, gồm thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau và cả thực phẩm chế biến sẵn. Dấu hiệu khởi phát gồm sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong do mất nước.

Về hướng xử lý đối với cơ sở vi phạm, Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh sẽ làm việc với hộ kinh doanh bánh mì Phượng, sau đó kiến nghị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Từ vụ ngộ độc này, ngành Y tế Quảng Nam cũng đề nghị UBND TP Hội An chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm đến các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.  

Đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng phải thực hiện lưu mẫu đủ số lượng món ăn, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ chứa đựng, bảo quản thực phẩm; sắp xếp nguyên liệu, thực phẩm gọn gàng; phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác. Bên cạnh đó, phải bố trí dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh; lưu giữ đầy đủ hợp đồng, hóa đơn cung cấp thực phẩm...

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất