Sắc màu Cuộc Sống

Việt Nam được xếp hạng cao nhất thế giới trong phòng chống dịch COVID-19

Nhật Minh
Chia sẻ

Mới đây, tờ báo Politico của Mỹ đã nhận xét, Việt Nam là quốc gia có xếp hạng về hiệu suất kinh tế và sức khỏe cộng đồng cao nhất trong nhóm 30 quốc gia bị tấn công bởi dịch COVID-19 do tờ báo này đánh giá.

Biểu đồ hiệu suất của 30 quốc gia hàng đầu được Politico lập ra bằng cách xem xét một loạt các chỉ số, bao gồm số ca nhiễm, số ca tử vong, GDP, tỉ lệ thất nghiệp, cũng như cách các số liệu này được định hình bằng các can thiệp cụ thể của chính phủ. Các quốc gia cũng được phân nhóm chúng dựa trên việc đưa ra biện pháp hạng chế nhẹ, trung bình hoặc nghiêm ngặt đối với thương mại và tương tác xã hội.

Sơ đồ hiệu suất chống dịch của 30 quốc gia, trong đó, Việt Nam xếp hạng cao nhất. Bảng xếp hạng của Politico chia 30 quốc gia thành 3 nhóm màu, trong đó các nước có viền màu tím áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức nghiêm ngặt, các nước có viền màu vàng áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức vừa phải, còn các nước có viền màu xanh áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức nhẹ. Ảnh: Politico.

Trong các quốc gia này, Việt Nam đã xếp hạng cao nhất trong hệ quy chiếu và là quốc gia vừa có tình hình sức khỏe cộng đồng cùng tình hình kinh tế tốt nhất trong công tác chống dịch. Việt Nam là quốc gia đông dân nhất chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào do COVID-19.

“Việt Nam là nước đông dân nhưng không có ca tử vong nào, với khoảng 300 ca nhiễm được ghi nhận trong tổng số 95 triệu dân. Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán tăng 2,7% trong năm 2020, đưa Việt Nam trở thành nước ứng phó thành công nhất với COVID-19 trên toàn cầu”, Politico nhận định.

Nằm trong nhóm chịu hạn chế vừa, chẳng hạn Đức được cho đã có những chính sách đa dạng nhưng kết quả chưa thực sự tốt. Nền kinh tế của nước này đang có dấu hiệu đi xuống cùng tốc độ với các nước láng giềng, dù tỉ lệ tử vong do COVID-19 được giữ ở mức thấp hơn đáng kể nhờ khả năng xét nghiệm diện rộng và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt.

Cũng có một tỉ lệ tử vong thấp, Singapore lại bị xếp vào nhóm chịu hạn chế nghiêm trọng do điều kiện sống tồi tàn của lực lượng lao động nhập cư đã bị chính phủ bỏ quên, trở thành nguyên nhân gây ra làn sóng COVID-19 thứ 2 tại nước này. Quốc gia Đông Nam Á hiện là một trong những nước có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới, làm lu mờ hiệu quả kiểm soát sức khỏe đạt được ở người dân bản địa thời gian đầu.

Hoặc New Zealand và Thụy Điển đều là những quốc gia có những cách tiếp cận trái ngược nhau để chống dịch. Thế nhưng, hai bên đã có kết quả sức khỏe cộng đồng rất khác nhau, sự suy thoái kinh tế của hai quốc gia này gần như giống hệt nhau.

Một số quốc gia được lưu ý rằng có GDP tương đương nhưng tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn như Mỹ, Anh và Nhật Bản. Điều này được cho thể hiện sự chênh lệch trong khả năng hỗ trợ người lao động của mỗi chính phủ. Cũng theo Politico, Ấn Độ đã tránh được việc hệ thống y tế mong manh của quốc gia này quá tải thông qua lệnh phong tỏa có quy mô lớn nhất thế giới. Nhưng điều này khiến tăng trưởng kinh tế Ấn Độ có thể giảm đến 45% trong quý này.

Chia sẻ

Bài viết

Nhật Minh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất