Sắc màu Cuộc Sống

Trung Quốc: Tìm lại con gái sau 35 năm thất lạc vì bắt cóc nhờ lần theo dấu tích ADN

Thủy Cận
Chia sẻ

Bị bắt cóc từ khi lên 4, tưởng chừng như sẽ không thể nào gặp lại gia đình. Vừa qua, Phương Phương và gia đình đã có cuộc hội ngộ đẫm nước mắt sau sau 35 năm lưu lạc.

Đoàn tụ trong biển nước mắt

Vào một buổi xế chiều, cô bé Phương Phương 4 tuổi đi ra ngoài chơi như mọi lần, nó vốn là những khoảnh khắc vui vẻ của cô bé mỗi ngày. Nhưng thật không ngờ, đó là ngày cuối cùng Phương Phương ở nhà cho đến nay. Cho tới tận 35 năm sau, sau bao nhiêu cố gắng tìm con gái, nhưng thông tin về Phương Phương vẫn bặt vô âm tín.

Đến nay, đến khi gia đình gần như đã trở nên tuyệt vọng, thì đột nhiên nhận được một tin bất ngờ. Qua việc so sánh A.D.N, cảnh sát đã tìm thấy Phương Phương ở tỉnh Hồ Bắc. Hôm qua, các phóng viên và cảnh sát tại Thành phố Thiều Quan đã chứng kiến cuộc hội ngộ đầy cảm động của gia đình sau bao năm xa cách.

35 năm chờ đợi tưởng như vô vọng

Nhận được tin đã tìm thấy đứa con gái bị mất tích trong nhiều năm, gia đình ông Mạc Kiến Chiêu ở huyện tự trị dân tộc Dao (Quảng Đông, Trung Quốc) bất ngờ xúc động mấy đêm không thể chợp mắt. Sáng 13/5, ông bà Mạc vội vã tới tại văn phòng công an Thành phố Thiều Quan để chờ đợi gặp được Phương Phương của 35 năm sau. Người bố nhớ lại khoảnh khắc ngày tưởng mất đứa con với nỗi buồn sâu sắc.

Tháng 7/1982, lúc bà ngoại đưa cháu gái Phương Phương 4 tuổi đến Trấn Giang thành phố Thiều Quan để thăm người thân. Đến xế chiều, Phương Phương chơi một mình ở tầng dưới. Phát hiện lâu không thấy đứa trẻ về nhà, gia đình đã tìm kiếm khắp xung quanh, nhưng vẫn không thấy Phương Phương.

Kể từ đó, ông Mạc gần như đã tìm hết cả Thiều Quan, nhưng vẫn không thấy tung tích con gái.

Qua nhiều năm, ông Mạc chưa bao giờ từ bỏ nỗ lực tìm kiếm đứa trẻ. Thông báo tìm người thân được đưa lên các báo, nhờ người nghe ngóng khắp xung quanh. Chỉ cần nghe nói ở đâu có thông tin nghi là của Phương Phương, ông đều đi tìm hiểu xác nhận ngay. Quảng Châu, Thanh Viễn, Thiều Quan đều đã in dấu vết tìm kiếm của người cha tội nghiệp mong mỏi thông tin con từng ngày. Trong những năm gần đây, bạn bè và người thân cũng giúp ông đăng tải thông tin tìm kiếm con gái lên mạng, chờ đợi tia hy vọng cuối cùng.

Người bà luôn dằn vặt và tự trách mình vì năm đó để cháu mất tích. Bà luôn mang nỗi ân hận day dứt cho tới những năm cuối đời. Cho đến lúc chuẩn bị ra đi mãi mãi, bà ngoại vẫn còn đau đáu lo lắng về Phương Phương, bà nói với ông Mạc: “Con nhất định phải đưa Phương Phương trở về”.

Mọi sự cuối cùng cũng xoay chiều hướng tốt hơn, khi tháng Giêng năm nay, vợ chồng ông Mạc đã tới Công an để tìm A.D.N so sánh. Cảnh sát hiểu tình hình và đã tập hợp các mẫu máu gửi về văn phòng công an Thành phố Thiều Quan. Sau khi so sánh cơ sở dữ liệu A.D.N quốc gia, cảnh sát đã tìm thấy có một người phụ nữ ở Hồ Bắc trùng A.D.N, đôi vợ chồng ông Mạc vỡ oà trong niềm hạnh phúc, sau 35 năm chờ đợi, cuối cùng ông bà cũng tìm thấy cô con gái mất tích mà tưởng chừng như sẽ không bao giờ có thể gặp lại.

35 năm của Phương Phương

Khi người phụ nữ Hồ Bắc đi từ Đông Quản đến Thiều Quan, cô vẫn không dám tin rằng cô và cha mẹ đẻ đã ly biệt 35 năm nay lại được đoàn tụ. Trong ký ức của mình về cha mẹ: “Tôi chỉ nhớ cha mẹ lúc đó rất cao lớn”, “ Đó là ấn tượng duy nhất về cha mẹ còn đọng lại trong tâm trí của đứa trẻ Phương Phương ngày đó”.

Mặc dù không nhớ hết các ký ức thời thơ ấu, nhưng cảnh bị bắt cóc đi thì cô không thể nào quên được. “Tôi đã đến nhà người thân của bà ngoại ở thị trấn để chơi, đó là một dãy nhà, sau bữa ăn tối tôi đi xuống tầng trệt chơi, có một người đàn ông đội chiếc mũ rơm đến bế xốc tôi lên và chạy đi thật nhanh”. Lúc Phương Phương bị người đàn ông lạ mặt bế đi, cô có khóc to lên, nhưng những người qua đường chỉ nghĩ rằng đứa bé đó nghịch ngợm và bị đòn, không ai nghĩ rằng đứa trẻ đang bị bắt cóc.

Từ chỗ Phương Phương bị bắt cóc đến ga Thiều Quan chỉ cách một cây cầu, do đó, Phương Phương bị “người đội mũ rơm” bế nhanh lên xe lửa. “Tôi chỉ nhớ mình ngồi trên tàu lửa, sau đó là xe hơi, và cuối cùng là đến Vĩnh Châu, Hồ Nam”.

Trên núi Vĩnh Châu, “người đội mũ rơm” để Phương Phương tự về nhà của mình. “Tôi đã khóc suốt quãng đường, cho tới nhà của kẻ buôn người tôi vẫn không ngừng khóc”. Lúc đó, trong nhà bọn buôn người có hai ông bà đã già, là cha mẹ họ. Bọn họ để cho ông bà già đó chăm sóc Phương Phương. “Họ thấy tôi khóc không ngừng, liền bế tôi đi bộ xung quanh làng, cho đến khi tôi ngủ thiếp đi vì khóc mệt quá”.

Một vài tháng sau, “người đội mũ rơm” bị cảnh sát bắt vì liên quan đến việc buôn bán người, và sau đó đi tù. Nhưng không biết lý do vì sao mà đứa trẻ đang trong nhà kẻ bắt cóc lại không được để ý đến. Cô cho biết, trong ngôi làng hẻo lánh đó, nhiều người biết rằng, cô bé là trẻ em bị bắt cóc. Nhưng vì lúc đó còn quá nhỏ, cô thậm chí không biết quê hương của cô ở đâu.

Một vài năm sau, “người đội mũ rơm” ra khỏi nhà tù, nhưng không lâu sau qua đời vì bệnh. Vì vậy, Phương Phương sống chung với hai ông bà của nhà đó cho tới năm lớp 3 tiểu học, và rồi ông bà cũng qua đời. Cuối cùng, cô được giao cho anh trai của “người đội mũ rơm” chăm sóc. Vừa học xong tiểu học cô phải ra ngoài đi làm ngay. Cho đến nay, Phương Phương đã lập gia đình và có con.

Trong tương lai, ông Mạc cũng thu xếp, nếu Phương Phương sẵn sàng thì cả gia đình cô có thể về Thiều Quan chung sống cùng người thân. Còn nếu Phương Phương cảm thấy hạnh phúc ở đó, ông vẫn sẽ tôn trọng ý kiến con gái.

“Cô ấy sắp tới”- cảnh sát nói với ông Mạc. Ông Mạc run run đứng dậy, nhìn vào cánh cửa khi bắt đầu thấy hình bóng Phương Phương. Phương Phương nhỏ bé của ngày nào xuất hiện trước cặp vợ chồng tóc đã đổi bạc, nước mắt trào ra, cô không thể tin rằng đến bây giờ vẫn có thể được gặp lại cha mẹ đẻ của mình. Người cha người mẹ tội nghiệp đến gần và ôm chặt đứa con sau 35 năm gặp lại, như lo sợ đứa con bé bỏng của mình sẽ biến mất khỏi vòng tay thêm lần nữa.

Trong vòng tay cha mẹ, niềm hạnh phúc như vỡ oà sau 35 năm, sau những hối tiếc, buồn chán, thất vọng, tại thời điểm này, gia đình được đoàn tụ trong niềm vui khó tả. Ông Mạc ngấn nước mắt nói: “35 năm rồi, cuối cùng cũng gặp được con. Ông nội mà còn sống chắc ông cũng mong được thấy con…” . Nói tới đây, ông Mạc khóc thành tiếng.

Chia sẻ

Bài viết

Thủy Cận

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất