Logo Saostar - Special
SPECIAL

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Chia sẻ
Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Chúng tôi tìm đến xe bánh tráng nướng của anh Sơn (đường Bùi Đình Túy, quận Bình
Thạnh) lúc trời bắt đầu những cơn mưa nặng hạt. Người đàn ông nhỏ người nép dưới
bóng dù đang loay hoay sửa lại tấm bạc nilon đón chúng tôi niềm nở bằng cái gật đầu chào
rồi đưa tay chỉ lên tấm biển nhỏ: “Tôi không thể nghe và nói…”, ra dấu cho chúng tôi chọn
món dựa vào bảng menu bên dưới.

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Menu là mảnh giấy ép plastic trở thành cứu cánh duy nhất kết nối giữa anh và khách.
Khách thích loại nhân gì: gà xé, khô bò… cứ việc chỉ tay vào dòng chữ có đề sẵn giá tiền
trên bảng. Anh sẽ hiểu yêu cầu để bán, khách cũng biết để trả tiền. Chúng tôi xem đây là
cuộc mua bán yên ắng nhất, vì hiếm có âm thanh gì phát ra trừ tiếng “ư ơ” theo dấu thủ
ngữ, cùng cái gật đầu “ừ ờ” của khách đến mua.

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Và cứ thế, lần đầu tiên chúng tôi được “lắng nghe” một câu chuyện đời, dù là không bằng
tai mà bằng những tâm sự nối dài trên trang giấy:

- Anh tên gì thế?
- Sơn. Sơn đã có vợ và hai con. Con trai lớn 4 tuổi, con gái út 1 tuổi.
- Vậy nhà anh ở đâu?
- Nhà vợ ở Đồng Nai, còn Sơn, Sơn không có nhà…

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Theo lời kể, hoàn cảnh khó khăn, mẹ anh Sơn phải bán căn nhà ở Quảng Ngãi để trang
trải nợ nần. Từ đó anh vào Sài Gòn mưu sinh tạm bợ vào những căn phòng trọ. Rồi tại một
lớp học dành cho người khuyết tật, anh đã gặp được người phụ nữ của đời mình. Từ cái
đồng cảm cho hoàn cảnh đã trở thành tình yêu, thành nghĩa vợ chồng.

Lần lượt những đứa trẻ - quả ngọt của tình yêu cũng chào đời. Đó cũng là lúc bao
nhiêu hồi hộp lo lắng bỗng vỡ òa trong hạnh phúc khi biết được tin: Thiên thần nhỏ khỏe
mạnh, không phải chịu cảnh khiếm khuyết như bố mẹ chúng. Căn phòng trọ bấy lâu nay
yên tĩnh lạ thường đã bắt đầu vang lên âm thanh của tiếng nói cười.

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Xe bánh tráng nướng nằm nép mình vào khoảng sân nhỏ trong con hẻm chẳng mấy sầm
uất, nhiều người sinh sống tại đây còn ví nôm na đây là “con hẻm chết”. Bởi nhiều người
đến thuê khu vực này buôn bán nhưng mấy ai trụ lại được lâu dài. Như lời cô Nga kể lại,
một chị bán nước chỉ bán được 3 ngày, anh bán hủ tíu chẳng gỡ gạc lại tiền vốn… Vậy mà
không hiểu trời thương sao, từ ngày mở bán đến nay chưa hôm nào xe bánh tráng nướng
của anh Sơn vắng khách.

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Rồi trong những câu chuyện được kể dài trên trang giấy, anh Sơn không quên nhắc về
Phúc - một người bạn, người thầy và cũng là người ân nhân. Quen biết nhau tại Trung tâm
giáo dục người khuyết tật tại Lái Thiêu, Bình Dương khi anh Phúc là thầy dạy chữ còn anh
Sơn là trò. Rồi dần dần, lối sống suy nghĩ và sự đồng điệu trong tâm hồn đã khiến họ xích
lại gần nhau, trở thành anh em thân thiết.

“Phúc thương hoàn cảnh của Sơn nên dạy cho bán bánh tráng nướng Đà Lạt. Phúc bảo
món này là đặc sản. Mỗi ngày bán, Sơn lời được tầm 200.000 đồng để nuôi vợ con” - anh
Sơn vui vẻ chia sẻ trên trang giấy cùng phóng viên.

Đều đặn mỗi ngày, xe bánh tráng nướng được dọn ra từ 4h chiều đến 10h tối. Ấy vậy mà
có thời gian, để tạo thêm thu nhập chăm lo cho hai đứa con nhỏ, anh Sơn còn nhận thêm
công việc phụ giúp cho một quán cơm của anh Ân:

“Ban đầu thấy Sơn buôn bán ở đây, tôi thương hoàn cảnh nên làm giúp một tấm bảng “Tôi
không thể nghe và nói…” in vi tính và ép plastic để Sơn dễ bán mà khách cũng dễ mua.
Chứ trước đây tấm bảng đó được viết tay, qua vài hôm nắng mưa là nhòe hết chữ rồi.
Rồi lâu ngày tiếp xúc thấy thương cái tính thật thà nên tôi giới thiệu anh đi phụ quán cơm
cho gia đình tôi. Nhưng thú thật, chỉ có tôi tiếp xúc nhiều nên hiểu được thủ ngữ. Còn đầu
bếp, khách hàng đâu phải ai cũng hiểu ý. Nhiều trở ngại quá, nên Sơn xin nghỉ về tập trung
lo bán bánh tráng thôi” - anh Ân chủ tiệm in ấn thiệp cưới cho hay.

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Thương tính anh cần cù, chẳng ỷ lại vào khuyết tật nên 4,5 tháng nay, cô Nga tình nguyện
cho anh thuê sân nhà với giá 0 đồng, dù rằng Sài Gòn “tấc đất tấc vàng” và cô cũng đã 73
tuổi sống nương nhờ vào tiền hưu trí. “Vài tháng trước nó thuê trọ gần đây rồi vợ nó mang
giấy bút qua trò chuyện để xin thuê miếng sân nhỏ ở trước bán bánh tráng nướng. Tôi
chẳng giàu nhưng nhìn hoàn cảnh vậy sao đành lấy tiền. Sân để trống cũng chẳng làm gì,
đèn nó cũng chỉ dùng 1 bóng, nên thôi xem như tôi giúp người”.

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Mưa mỗi lúc một nặng hạt, chiếc dù bé xíu chẳng đủ che chắn những đợt gió lạnh thốc vào
người. Rồi trong lúc người đàn ông gầy gò đang co ro nướng bánh, thì cô Bảy (hàng xóm)
một tay che vành nón lá một tay cầm theo chiếc áo mưa nilon chạy sang dúi vào tay anh
Sơn rồi ra hiệu mặc vào kẻo lạnh.

Ở đây, chẳng ai biết nhiều về anh Sơn vì anh chẳng nói được, còn thủ ngữ cũng chẳng ai
rành. Vậy mà người ta có xem anh là người dưng đâu. Anh Phúc dạy chữ dạy nghề, cô
Nga chủ nhà không những không lấy tiền mà ngày ngày còn tình nguyện ra bán giúp, anh
Ân tạo công ăn việc làm thêm hay như cô Bảy đều đặn mỗi tháng còn mang tặng phiếu gạo
hỗ trợ từ các mạnh thường quân…

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Trời đã về tối, mưa cũng tạnh dần, phóng viên SAOstar lưỡng lự trước khi ra về, rồi cố nán
lại hỏi thêm anh Sơn một câu hỏi: “Anh có thấy hạnh phúc… không?”.

Anh đáp lời: “Vui”.

Ừ thì, một người đàn ông đi tìm và đã may mắn gặp niềm “vui” trong tâm hồn dù là trong
thể xác chịu nhiều khiếm khuyết mới thật đáng ngưỡng mộ biết nhường nào!

Người đàn ông câm điếc bán bánh tráng nướng và lòng tốt 'biếu không' từ những người dưng

Bài viết

Bảo Ngọc

Thiết kế

Nghiêm Nguyễn

Video

Tùng Huy

Chia sẻ