Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Mâm cúng chuẩn và văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ 2024

Mâm cúng và văn khấn ông Công ông Táo là những thứ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về mỗi năm. Đây là một phong tục, nét đẹp văn hoá của người Việt từ xưa đến nay.

Mỗi năm dịp Tết Nguyên Đán, người dân Việt Nam thường chuẩn bị rất nhiều thứ để đón Tết quây quần bên người thân, gia đình.

Mâm cúng chuẩn và văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ 2024 Ảnh 1
Mâm lễ cúng ông Công, ông Táo. (Ảnh minh hoạ).

Trong số những điều cần chuẩn bị, mâm lễ cúng ông Công, ông Táo là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, việc cúng ông Công ông Táo và văn khấn sao cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Theo đó, lễ cúng ông Công, ông Táo được tiến hành từ ngày 17 đến ngày 23 tháng Chạp. Thời gian này là dịp rất quan trọng trước Tết Nguyên đán để mỗi gia đình chuẩn bị tổng kết, khép lại một năm đã qua, chào đón năm mới.

Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc.

Trong ngày này hàng năm, mỗi gia đình thường làm lễ cúng, tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, để báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian trong năm vừa qua.

Thời điểm 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, dù các gia đình có bận tới đâu cũng sẽ bớt thời gian, sắm sửa chỉn chu ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Người dân quan niệm, ngày 23 là ngày Nguyệt kỵ, được coi là ngày kết thúc vòng quay của một năm nên người dân thực hiện nghi lễ tiễn ông Táo về trời để thưa với Ngọc hoàng những chuyện lớn nhỏ trong gia đình.

Cá chép là lễ vật không thể thiếu trong ngày này. Nhà nhà đi thả cá chép vào những vùng nước rộng để thực hiện nghi thức “Cá chép vượt vũ môn”.

Mâm cúng lễ ông Công, ông Táo cần gì?

Lễ vật truyền thống gồm: Mũ ông Công ba cỗ (ba chiếc): Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Tiền vàng.

1 chiếc áo.

1 đôi hia bằng giấy.

Thường tiến hành lễ cúng ông Táo vào trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp), dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Các món truyền thống như: Chè, xôi, bánh chưng, nem rán, gà luộc, giò lụa, canh miến nấu lòng gà, dưa hành, nộm... tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình.

Các gia đình cúng chay thuần khiết có thể cúng các món canh thập cẩm rau củ, canh măng chay...

Tại miền Bắc, người dân thường thả cá chép trong chậu nước ngụ ý "cá hóa long", (quan niệm cá sẽ biến thành Rồng) đưa ông Táo về trời. Phóng sinh cá sau khi cúng.

Phong tục mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, đều thể hiện lòng thành kính của gia đình giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy ấm áp, yên bình hơn.

Văn khấn lễ tiễn ông Công ông Táo

Văn khấn lễ tiễn ông Công ông Táo, khấn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin.

Những điều kiêng kỵ khi thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo: Cần tiến hành cúng lễ trước 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời.

Ăn mặc kín đáo, sạch sẽ khi cúng để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.

Khi đọc văn khấn cần phải đọc với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.

Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng chứ không đặt ở dưới bếp.

Không thả cá chép từ trên cao xuống mà cần thả nhẹ nhàng ở mép nước.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất