Sắc màu Cuộc Sống

Biển Đông: Mỹ lạnh lùng ra tối hậu thư với đồng minh

Yến Linh
Chia sẻ

Khi căng thẳng Biển Đông leo thang từng ngày ở mức độ đáng lo ngại, Mỹ bất ngờ ra tối hậu thư với một trong những đồng minh then chốt của họ.

Theo đó, Mỹ lạnh lùng tuyên bố, Australia phải lựa chọn hoặc là một liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ hoặc là một mối quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc.

Phát biểu trên đài phát thanh Broadcasting Corp. Radio của Australia, Trợ lý Tham mưu trưởng quân độ Mỹ - Đại tá Tom Hanson hôm qua (1/9) đã nói rất rõ với đồng minh Australia rằng, nước này hoặc là phải chọn thiết lập một mối quan hệ liên minh mạnh mẽ hơn với Mỹ hoặc là chọn theo đuổi mối quan hệ gắn bó hơn với Trung Quốc. Đồng thời, ông Hanson cũng kêu gọi Canberra thực thi một lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Biển Đông đang trở thành một trong những điểm nóng dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới

Biển Đông đang trở thành một trong những điểm nóng dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới

“Tôi cho rằng, người Australia cần phải lựa chọn… Sẽ rất là khó khăn khi phải duy trì sự cân bằng giữa một bên là liên minh với Mỹ và bên kia là sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc”, Đại tá Hanson nhấn mạnh.

“Sẽ phải có một quyết định rõ ràng về việc cái gì là lợi ích quốc gia có tính sống còn hơn đối với Australia”, vị quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nhấn mạnh đồng thời thêm rằng đây là quan điểm cá nhân của ông, không nhất thiết phải là quan điểm của chính phủ Mỹ.

cover

Úc bị “kìm kẹp” trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

Những phát biểu trên được đưa ra sau khi Quốc hội Australia phát hành một cuốn sách nhỏ trong đó cảnh báo các nghị sĩ nước này phải xem xét các động cơ của Trung Quốc trong khu vực một cách thận trọng.

Australia từ lâu vốn là một đồng minh thân thiết và gắn bó của Mỹ. Australia trước đó đã phải đối mặt với sự giận dữ và những lời chỉ trích, cảnh báo từ Trung Quốc khi tiến hành các chuyến bay do thám trên không phận của những quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và ủng hộ chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ ở nơi này.

Tuy nhiên, Australia không thực hiện chiến dịch tự do hàng hải của riêng mình. Một phát ngôn viên của Ngoại trưởng Australia Julie Bishop không bình luận gì về các kế hoạch tương lai của nước này ở Biển Đông. Nói về điều này, Đại tá Hanson cho rằng, “rõ ràng, Trung Quốc tin là họ có cơ hội và họ có khả năng phớt lờ sự tự do hàng hải. Vì thế, sự thể hiện lập trường của Australia sẽ là một điều được hoan nghênh”.

Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Australia và cũng là nguồn đầu tư nước ngoài lớn của Australia. Riêng trong năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư 11,1 tỉ USD vào Australia, chủ yếu là bất động sản. Chính vì những lợi ích kinh tế, Australia bị rơi vào tình thế khó xử trong việc thể hiện quan điểm với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Australia đã không ít lần thẳng thắn bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến Bắc Kinh tức giận cảnh báo Australia về những hậu quả kinh tế. Thậm chí, tờ Thời báo Hoàn Cầu - một tờ báo chính thống của nhà nước Trung Quốc nhưng nổi danh với những quan điểm, lập trường hung hăng, diều hâu, còn lên tiếng đòi đánh Australia.

Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc có nhiều hành động quyết liệt và hung hăng nhằm giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Cụ thể, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép ở Biển Đông. Nghiêm trọng hơn, những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông có thể sẽ được sử dụng cho các mục đích quân sự nhằm tranh giành chủ quyền với các nước trong khu vực.

Mỹ và Trung Quốc xung đột về lợi ích trên biển Đông.

Mỹ và Trung Quốc đối nhau về lập trường trên biển Đông.

Khi Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng ở Biển Đông thì Mỹ cũng ngày càng tỏ rõ lập trường cứng rắn, công khai đối đầu với Trung Quốc hơn. Washington đang thể hiện rõ hơn quyết tâm của nước này trong việc ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài việc “tự mình” ra tay, Mỹ cũng thúc giục và đòi hỏi các đồng minh của họ như Nhật Bản, Philippines, Australia, Liên minh Châu Âu (EU)… phải lên tiếng thể hiện một quan điểm phản đối rõ ràng đối với những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Biển Đông đang trở thành một điểm nóng dễ có nguy cơ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới bởi nơi đây không chỉ chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh hải nóng bỏng giữa Trung Quốc với 4 nước láng giềng xung quanh mà còn là “chiến trường” của cuộc đối đầu giữa các cường quốc.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất