Âm Nhạc

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming?

Minh Quân
Chia sẻ

Giờ đây, khái niệm streaming đang có sức ảnh hưởng không nhỏ đến làng nhạc Vpop.

Nửa đầu năm 2023, làng nhạc Việt đã chứng kiến sự trở lại của hàng loạt tên tuổi lớn như: Hồ Ngọc Hà, Đông Nhi, Sơn Tùng, Văn Mai Hương, Đen Vâu, Bảo Anh,... Người hâm mộ liên tiếp "no nê" với những dự án khủng, được đầu tư mạnh tay về âm nhạc lẫn hình ảnh.

Tuy nhiên, một điểm chung có thể nhìn thấy giữa hàng loạt nghệ sĩ cùng ra sản phẩm đó chính là sự "hời hợt" trong khâu làm MV. Mặc dù vẫn là những dự án có hình ảnh đẹp đẽ, lung linh nhưng hầu như các nghệ sĩ giờ đây không còn tập trung quá nhiều vào phần nội dung câu chuyện.

Qua rồi thời MV drama

Lời nói dối ngọc ngà của Hồ Ngọc Hà là một ca khúc hoàn toàn mới, nhưng nữ ca sĩ chỉ thực hiện MV dưới dạng ghi lại khoảnh khắc đẹp của mình tại Đà Nẵng. Người xem MV cũng chỉ "ồ" lên vì vẻ đẹp của Hồ Ngọc Hà trong các khung hình chứ không cảm thấy quá bất ngờ về mặt nội dung.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 1

Sơn Tùng với Making My Way cũng là một sản phẩm không có MV chính thức mà chỉ được phát hành dưới dạng MV Lyrics. Điều này khiến không ít người hâm mộ Sơn Tùng hụt hẫng, bởi hầu như ai cũng mong được thưởng thức một siêu phẩm bom tấn của nam ca sĩ sau thời gian dài ở ẩn.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 2

Trong khi đó, Người ôm pháo hoa của Đông Nhi, Cô ấy của anh ấy của Bảo Anh, Mưa tháng sáu của Văn Mai Hương,... cũng là những sản phẩm không được đầu tư mạnh mẽ về phần nội dung MV. Thay vào đó, các nghệ sĩ chọn cách khai thác các góc máy đẹp, mang nhiều yếu tố ẩn dụ và nghệ thuật để làm tăng thêm cảm xúc cho bài hát.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 3

Điều này khiến không ít khán giả cảm thấy tò mò vì sao các nghệ sĩ giờ đây lại có phần hời hợt trong khoản đầu tư nội dung cho MV. Bởi những năm gần đây, xu hướng làm MV drama từng rất được yêu thích và trở thành xu hướng chung của toàn Vpop.

Hương Giang từng chật vật khá lâu trong sự nghiệp âm nhạc, nhưng nữ ca sĩ đã có màn bứt phá ấn tượng với series #ADODDA khai thác chủ đề về người thứ 3 vô cùng thành công. Sau nhiều phần thuộc "vũ trụ tuesday", Hương Giang đã gom về hơn hàng trăm triệu view trên Youtube.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 4

Sơn Tùng với Chúng ta của hiện tại, Miu Lê với Giá như cô ấy chưa xuất hiện, Nguyễn Trần Trung Quân với vũ trụ đam mỹ Tự tâm, SOOBIN với Nếu ngày ấy,... là những dự án thành công rực rỡ về mặt MV, thu về lượt xem khổng lồ trên Youtube.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 5

Vậy điều gì đã khiến các ca sĩ ngày nay có phần e dè trước xu hướng từng rất được ưa chuộng tại Vpop?

Bùng phát khái niệm streaming và sự thay đổi xu hướng nghe nhìn của khán giả

Theo một thống kê của tạp chí Billboard, 46% doanh thu hiện nay của một ca sĩ đến từ các website nghe nhạc trực tuyến, 6% từ YouTube, 38% từ việc khán giả tải xuống các ca khúc và chỉ có 9% từ doanh thu bán đĩa.

Mặc dù vậy, nhưng những nghệ sĩ có tên tuổi đình đám trên toàn thế giới vẫn nằm trong vòng an toàn của "cuộc chơi" băng đĩa. Không phải tự nhiên những cái tên như Adele, Taylor Swift, Ariana Grande, BTS,... được mệnh danh là những "bà trùm", "ông trùm" bán đĩa dù thời điểm hiện tại, làng nhạc thế giới đã và đang chịu sự thống trị của các nền tảng nghe nhạc trực tuyến.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 6

Adele được mệnh danh là "bà trùm" bán đĩa của thế giới.

Dẫu vậy, các ca sĩ quốc tế cũng không thể mạo hiểm để mình nằm ngoài cuộc đua streaming. Nếu để ý những album gần đây của Taylor Swift hay Ariana Grande, dễ dàng nhận thấy những nữ ca sĩ này phát hành các track nhạc có thời lượng khá ngắn, dao động từ 2 cho đến 3 phút hơn. Việc các ca khúc có thời lượng ngắn sẽ thuận lợi hơn trong việc để người hâm mộ stream nhạc trên các ứng dụng. Bù lại, những MV với thời lượng dài hơn sẽ được phát hành trên Youtube.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 7

Và những nghệ sĩ tại Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng nghe nhạc của khán giả ở thì hiện tại. Với sự xuất hiện của hàng loạt các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, Youtube giờ đây đã mất đi vị thế độc tôn của mình với BXH thịnh hành lừng danh nhiều năm trước.

Văn Mai Hương cũng từng chia sẻ về việc không còn tập trung nhiều vào việc thực hiện những MV drama như Cầu hôn, Một ngàn nỗi đau,... Trong họp báo ra mắt MV Mưa tháng sáu, Văn Mai Hương cho biết khán giả này nay chủ yếu stream nhạc nhiều hơn xem MV, thế nên việc đầu tư vào những sản phẩm mang nội dung quá drama không còn hợp xu thế.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 8

Nữ ca sĩ cũng đưa ra ví dụ về Grey D, một nam ca sĩ không có quá nhiều MV đình đám nhưng lại là một trong những "chiến thần" nhạc số của Việt Nam khi có nhiều ca khúc đạt lượng stream lớn trên các nền tảng phát nhạc trực tuyến.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 9

Dễ dàng nhận thấy các sản phẩm ra mắt thời gian gần đây như Making My Way (Sơn Tùng), Mưa tháng sáu (Văn Mai Hương), Cô ấy của anh ấy (Bảo Anh),... dù không quá bùng nổ về lượt view trên Youtube nhưng lại rất ăn nên làm ra trên các BXH âm nhạc. Điều này phần nào phản ánh đúng thực tế mà những người ca sĩ muốn lan tỏa và nhận được chính là giá trị về âm nhạc.

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 10

Thời gian qua, một số BXH âm nhạc của Việt Nam đã được ra đời mặc dù vẫn chưa tạo nên chỗ đứng vững chắc. Trên thực tế, các BXH âm nhạc tại Việt Nam đa phần vẫn là dịch vụ trực thuộc các ứng dụng nghe nhạc như Spotify, Apple Music,... nhưng phần nào phản ánh được một xu hướng nghe nhạc mới của khán giả thông qua những dịch vụ có tính phí.

Nhìn chung, nền âm nhạc Việt Nam không chỉ đột phá về chất lượng các sản phẩm mà cách thức hoạt động cũng dần trở nên đa dạng hơn chứ không còn gói gọn trong việc muốn đưa chúng lên BXH trending Youtube. Đây là điều rất khả quan và thiết thực khi các ca sĩ có được các sân chơi thuần âm nhạc hơn và tạo ra các sản phẩm phù hợp phục vụ nhu cầu của khán giả. 

Thực trạng ca sĩ lười đầu tư MV do 'bùng phát' streaming? Ảnh 11

Sẽ còn một chặng đường dài để định hình và củng cố xu hướng nghe nhìn của người tiêu dùng âm nhạc, nhưng rõ ràng Youtube đang mất thế độc tôn và có nguy cơ bị soán ngôi bởi các nền tảng khác. Chính điều này sẽ tạo ra cho các nghệ sĩ nhiều cơ hội để khai thác âm nhạc của mình trên các phương diện khác nhau chứ không còn chịu sự ảnh hưởng quá nhiều từ lượt xem trên Youtube.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Quân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất