Âm Nhạc

Rating thấp, tại sao các chương trình âm nhạc Hàn Quốc vẫn tồn tại?

Chia sẻ

Tỷ lệ rating thấp kỷ lục 1,3% cho một chương trình âm nhạc hàng tuần. Nhưng chắc chắn những chương trình này vẫn không biến mất, trừ khi rating của nó thực sự đạt ... 0%. Tại sao Kpop lại xảy ra điều này?

Vừa qua, những con số rating 'thê thảm' từ những chương trình âm nhạc hàng tuần được coi là đình đám nhất tại Hàn Quốc được tiết lộ: Inkygayo của đài SBS 1,7%, Music Core của MBC 1,8%, Music Bank của KBS2 1,3%. Nếu đây là bất cứ chương trình nào khác chắc chắn nó sẽ bị hủy. Tuy nhiên, các chương trình âm nhạc hàng tuần vẫn tiếp tục tồn tại và ảnh hướng lớn tới các công ty giải trí và nghệ sĩ xứ Kim Chi bất chấp sự gia tăng của hàng loạt chương trình giải trí có yếu tố rating cao hơn. Tại sao lại xảy ra mâu thuẫn này?

Số đông nghệ sĩ Hàn vẫn không thể sống thiếu các chương trình âm nhạc hàng tuần

Quả nhiên là vậy, khi một nghệ sĩ trở lại sàn đấu Kpop khắc nghiệt bao nhiêu thì việc đưa được bài hát lên sân khấu đã là một cách giảm đi phần nào gánh nặng phủ sóng ca khúc. Trong thị trường Kpop bão hòa như hiện nay, nếu không đều đặn xuất hiện trên các chương trình ca nhạc hàng tuần, chắc chắn ca khúc của các nghệ sĩ sẽ ngay lập tức vào danh sách 'chết yểu'. Thậm chí một bộ phận lớn cộng đồng fan tin rằng: “Nếu bạn không có sân khấu trên các sân khấu âm nhạc hàng tuần, bạn là một nghệ sĩ thất bại”.

Thành công của nhóm nhạc Twice nhanh đến vậy không thể phủ nhận nhờ vào sức phủ sóng dày đặc hàng tuần từ các sân khấu ca nhạc.

Ra được một bài hát hay đã khó mà sứ mệnh để đưa nó lên được sân khấu ca nhạc hàng tuần còn quan trọng hơn. Chính vì thế các nghệ sĩ Hàn hiện nay vẫn không thể sống thiếu những sân khấu ca nhạc hàng tuần. Dù cho những show thực tế của Hàn Quốc mọc lên như nấm, thần tượng có thêm mảnh đất tiếp cận fan tuy nhiên chỉ có những show ca nhạc mới có thể đưa những ca khúc tới khán giả nhanh nhất và thấm nhất. Nói là 'thấm' bởi trung bình mỗi nghệ sĩ khi comeback thường có 3 -4 tuần quảng bá liên tiếp 1 ca khúc trên mỗi sân khấu ca nhạc.

Đến những idol Kpop lớn như SNSD họ cũng không thể thiếu những sân khấu ca nhạc hàng tuần. Mỗi lần comeback nhóm nhạc nữ nhà SM dành trung bình từ 5 - 6 tuần quảng bả liên tiếp 1 ca khúc trên mỗi kênh truyền hình.

Đến những thần tượng lớn như SNSD họ cũng không thể thiếu những sân khấu ca nhạc hàng tuần. Mỗi lần comeback nhóm nhạc nữ nhà SM dành trung bình từ 5 - 6 tuần quảng bá liên tiếp 1 ca khúc trên mỗi kênh.

Nói là số đông, bởi có vẻ một số nghệ sĩ ra sản phẩm mà không cần những sân khấu truyền hình để quảng bá mà vẫn sống tốt. Có thể kể đến như JYJ và gần nhất là cựu thành viên SNSD Jessica. Tuy nhiên fandom mạnh là yếu tố giúp họ đứng vững. Và những nghệ sĩ như thế ở Kpop hiếm vô cùng.

Jessica là một trong số ít nghệ sĩ không phụ thuộc vào các sân khấu ca nhạc hàng tuần cho lần debut vừa qua.

Jessica là một trong số ít nghệ sĩ không phụ thuộc vào các sân khấu ca nhạc hàng tuần cho lần debut vừa qua.

Bức tranh về lạm dụng hệ thống quyền lực - Vòng luẩn quẩn dành cho các nghệ sĩ lớn

Mới đây, một nguồn tin địa phương đã mô tả chi tiết về một bức tranh lạm dụng hệ thống quyền lực đằng sau các chương trình âm nhạc hàng tuần. Nắm bắt được 'sức mạnh' của mình, những người đứng đầu của các đài truyền hình có khả năng thâu tóm thậm chí điều hành được cả các nghệ sĩ và công ty chủ quản.

Cụ thể là một chương trình âm nhạc sẽ được dẫn dắt bởi 1 PD (nhà sản xuất) và được quản lý bởi 1 CP (Giám đốc sản xuất). 1 CP sẽ phụ trách khoảng 3 - 4 chương trình của 1 đài truyền hình. Một Idol hạng A của một công ty giải trí lớn comeback và muốn xuất hiện trên một chương trình âm nhạc hàng tuần nào đó thì sẽ buộc phải chấp nhận xuất hiện tất cả các chương trình 'tạp kỹ' còn lại của đài. Đó là luật. Và cũng là lý do bạn sẽ thấy thỉnh thoảng những nhóm nhạc lớn như SNSD, EXO,… phải xuất hiện trong một chương trình chưa hề có tên tuổi của một đài truyền hình nào đó bên cạnh những nghệ sĩ trẻ mới toanh.

Nếu EXO muốn xuất hiện quảng bá trên Music Core của SBS, thì các chàng trai này cũng phải xuất hiện trên 1 'combo' các chương trình radio của đài này. Và khách mời đi chung thì hoàn toàn không được quyền quyết định.

Nếu EXO muốn xuất hiện quảng bá ca khúc mới trên Inkygayo của đài SBS, thì các chàng trai cũng phải xuất hiện trên 1 'combo' các chương trình radio của đài này. Và khách mời đi chung thì hoàn toàn không được quyền quyết định.

Thêm một thông tin về sự quyền lực của các PD, mỗi tuần sẽ có một ngày cụ thể để các đại diện công ty gặp và trao đổi thông tin nghệ sĩ comeback trong tuần. hồ sơ có thể lên đến 100 và thời gian chờ đợi để xét duyệt là nhiều giờ. Họa chăng là những công ty lớn như SM, YG, JYP,… sẽ không phải gặp trường hợp này.

Mức giá 'bèo bọt' trả cho mỗi nghệ sĩ xuất hiện

Chi phí bỏ ra cho 1 nghệ sĩ/ nhóm nhạc Kpop của mỗi công ty quản lý cho 1 sân khấu trở lại là vô cùng lớn. Phần trang phục trong 1 chương trình là từ 2.500 - 4.200 USD (Khoảng 55 triệu - 90 triệu VNĐ). Tổng chi phí cho cả 1 e-kip trong 4 tuần trên mỗi sân khấu truyền hình là khoảng 84.000 USD (Tương đương 1,8 tỷ VNĐ). 

Không thể tưởng tượng được số tiền để các chàng trai nhà YG có một sân khấu trở lại choáng ngợp như thế này. Tuy nhiên, các đài truyền hình không hề phải chi trả một chi phí nào hết.

Tuy nhiên, con số mà đài truyền hình trả về cho mỗi idol còn 'khủng khiếp' hơn. Chỉ vỏn vẹn 250 USD (5,5 triệu VNĐ) cho mỗi sân khấu. Các chương trình âm nhạc đã không thể trả cao hơn trong nhiều năm nay do tỷ lệ rating quá thấp và họ không nhận được bất cứ doanh thu nào từ quảng cáo. Thậm chí, khi chương trình ca nhạc hàng tuần bị phát sóng trùng với một sự kiện lớn nào đó, có thể idol không những không nhận được một khoản chi phí nào hết mà công ty chủ quản còn phải tự 'bỏ hầu bao' của mình cho việc dàn dựng sân khấu trong chương trình ca nhạc.

Ngay cả những nghệ sĩ lớn như Tiffany (SNSD) cùng công ty SM cũng phải tự chi trả gần hết cho tất cả màn trình diễn rực rỡ debut vừa qua.

Bất cập là vậy, tuy nhiên như đã nói ở trên, khi các nghệ sĩ vẫn còn phải 'sống chết' bám lấy các chương trình ca nhạc của các đài truyền hình thì dù có khắc nghiệt tới cỡ nào họ vẫn phải theo đến cùng. Và nắm được điều đó, nên dù rating có thấp, dù không 'ăn lợi' được từ quảng cáo tuy nhiên các đài truyền hình lại không hề bỏ ra quá nhiều chi phí cho mỗi số ghi hình, vì vậy chương trình vẫn tồn tại mãi?

Kết

Vốn dĩ, K-pop đã được biết đến như một tảng băng trôi. Tức là chúng ta không thể nhìn thấy hết những gì đang xảy ra dưới lớp băng cứ yên bình trôi đi mỗi ngày. Và khi mà các công ty âm nhạc dù lớn hay bé luôn bị đánh giá tiềm lực thông qua các chương trình âm nhạc hàng tuần thì sẽ có 0% tỷ lệ để các chương trình âm nhạc đó biến mất dù rating có 'áp sàn' tới cỡ nào. Trừ khi con số rating thực sự là 0%.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất