Theo báo cáo từ truyền thông Hàn Quốc vào ngày 24/10, vấn đề tranh cãi liên quan đến trang phục truyền thống đã diễn ra và thu hút sự chú ý từ công chúng với tiêu đề "Trang phục cung nữ - nô lệ của Trung Quốc là Hanbok (Trang phục truyền thống Hàn Quốc), có phải họ muốn 'ăn cắp' của chúng ta?".
Dẫn dắt bằng chứng từ một bài viết trên mạng xã hội. Tại cuộc thi Hoa hậu Hong Kong 2020 diễn ra vào ngày 30/08, một vũ công mặc váy và áo khoác tương tự hanbok xuất hiện phía sau các thí sinh đã gây tranh cãi. Tác giả cho biết: "Các vũ công nhảy phía sau các thí sinh mặc trang phục tương tự như hanbok. Không phải sườn xám (truyền thống) của Trung Quốc sao? Tại sao lấy văn hóa của nước khác và sử dụng nó làm nền cho mình?".
Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra: "Trong các bộ phim truyền hình Trung Quốc ngày nay, Hanbok thường được sử dụng làm trang phục dành cho người hầu kẻ hạ. Có vẻ như tâm lý họ cho rằng Hanbok là văn hóa hạ lưu ở khu vực Đông Bắc Á".
Vì vậy, đã có không ngừng báo cáo trên các cộng đồng trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội khác nhau về việc "Trung Quốc đang cố gắng ăn cắp Hanbok". Quần áo và phụ kiện giống Hanbok ngày càng xuất hiện nhiều trong các chương trình khác nhau ở Hoa ngữ như cuộc thi sắc đẹp, phim truyền hình và trình diễn thời trang, và đây là lời khẳng định rằng Trung Quốc đang cố gắng biến Hanbok thành một phần trong văn hóa dân tộc của họ.
Một ví dụ điển hình, bộ phim truyền hình cổ trang Thành Hoá Thập Tứ Niên do Thành Long chỉ đạo sản xuất phát sóng năm nay. Nhân vật chính đã trở thành tâm điểm khi được trang bị kiểu nón đội của Trung giống với trang phục cổ trang của Hàn Quốc.
Không nhiều nhưng cư dân mạng Trung Quốc đã phản ứng rằng: "Tôi cứ nghĩ đây là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc vì trang phục giống với triều đại Joseon hoặc triều đại Goryeo".
Trong một bộ phim truyền hình khác do Ngu Thư Hân thủ vai nữ chính là Thiếu chủ, đi chậm thôi và Tam sinh tam thế thập lý đào hoa của Dương Mịch, Địch Lệ Nhiệt Ba đã làm tăng thêm sự khi ngờ. Các nữ diễn viên xuất hiện trong vai cung nữ mặc váy áo tương tự với Hanbok.
Không dừng ở lại đó, với tấm poster của bộ phim truyền hình Thành Hoá Thập Tứ Niên gây bối rối về trang phục khi cư dân mạng Trung chia sẻ: "Tại sao bạn lại giống Hàn Quốc?".
Dưới đây là một số phản hồi từ cư dân mạng Hàn Quốc từ Joongang Ilbo - Naver:
1. [+604, -2] Bẩn thỉu. Đó là điều đầu tiên tôi nghĩ đến mỗi khi đọc bất kỳ bài báo nào về Trung Quốc vào ngày nay.
2. [+365, -6] Mấy năm nay, tôi để ý thấy phim truyền hình Trung Quốc miêu tả những cung nữ hoặc nô lệ mặc váy giống hanbok, như thể họ đang cố tạo ấn tượng rằng người Hàn Quốc đã từng là nô lệ cho họ trong lịch sử. Thật kinh tởm và chính phủ của chúng tôi không làm bất cứ điều gì cả
3. [+132, -3] Bất cứ khi nào tôi xem phim truyền hình Trung Quốc. Tôi cứ tự hỏi tại sao mọi người lại mặc Hanbok. Trung Quốc bây giờ đang vượt qua ranh giới. Họ cứ để nô lệ, cung nữ mặc Hanbok nhưng chính phủ của chúng ta không làm gì cả. Hãy tưởng tượng nếu một bộ phim truyền hình Hàn Quốc mặc các nhân vật nô lệ trong trang phục truyền thống của Trung Quốc mà xem?
4. [ 105, -1] Nghệ thuật của Elizabeth Keith để lại bằng chứng bảo tồn trang phục truyền thống của đất nước chúng ta và phân biệt chúng ta với Trung Quốc và Nhật Bản mà không cần bàn cãi. Trung Quốc sẽ chỉ làm hại chính họ bằng cách cố gắng ăn cắp văn hóa của nước khác như thế này.
6. [ 16, -1] Trung Quốc ăn cắp kỹ năng của chúng tôi, văn hóa của chúng tôi, họ chẳng giúp ích được gì cho chúng tôi cả
7. [ 11, -0] Đây chủ yếu là vấn đề bóp méo sự thật lịch sử của chúng ta. Nếu Trung Quốc khẳng định đây không phải là vấn đề, thì chúng ta cũng nên bắt đầu mặc để cung nữ phim cổ trang mặc Hán phục của họ đi
8. [ 9, -0] Thật tức giận vì chúng tôi không thể làm gì được khi họ ngang nhiên ăn cắp văn hóa của chúng tôi như thế này.
9. [ 8, -0] Không hiểu sao đã có lịch sử phong phú và vẫn chảy nước miếng trước nền văn hóa của các nước khác?
10. [ 7, -0] Bắt đầu mặc đồ Trung Quốc cho cung nữ phim cổ trang Hàn Quốc đi nào
Theo dõi SAOstar để cập nhật thêm thông tin mới nhé!